Viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ có gì khác biệt?

Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở nữ giới độ tuổi trung niên

Viêm khớp dạng thấp tái phát mùa nồm ẩm phải làm sao?

Mách bạn cách kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả

8 lầm tưởng về bệnh viêm khớp cần tránh

Viêm khớp cổ chân: Những lưu ý giúp cải thiện bệnh hiệu quả

Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ

Phụ nữ có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao gấp 3 lần nam giới. Độ tuổi dễ mắc nhất là từ 30-60. Căn bệnh tự miễn này xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh tại khớp.

Theo BS. Mala Mehta – Chủ nhiệm khoa Thấp khớp, Trung tâm Y tế Kaiser Permanente (cơ sở Falls Church, Virginia, Mỹ), phụ nữ thường có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn nam giới. Đây có thể là nguyên nhân khiến phái nữ có nguy cơ mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp cao hơn.

BS. Mehta giải thích, hiện chưa có câu trả lời chính xác tại sao phụ nữ mắc viêm khớp dạng thấp nhiều hơn nam giới.

Về sinh lý, cơ thể phụ nữ có nhiều hormone estrogen. Estrogen được cho là có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tự miễn, đồng thời bảo vệ sụn và mô khớp. Tuy nhiên, khi nồng độ estrogen thay đổi, chị em sẽ đối mặt với nguy cơ bị viêm khớp.

Những yếu tố gây biến động estrogen, ảnh hưởng tới nguy cơ viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ bao gồm:

Cho con bú

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ viêm khớp dạng thấp

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ viêm khớp dạng thấp

Nghiên cứu trên hơn 121.000 phụ nữ cho thấy, người cho con bú từ 12 tháng trở lên ít có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp hơn người chưa từng cho con bú (khoảng 20%).

Mãn kinh sớm

Phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh sớm (không có kinh nguyệt 12 tháng liên tiếp) dễ bị viêm khớp dạng thấp hơn. Nghiên cứu cho thấy, người mãn kinh trước 44 tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn chị em mãn kinh sau 50 tuổi. Nguyên nhân có thể do suy giảm estrogen quá sớm, sụn khớp không còn được bảo vệ.

Lạc nội mạc tử cung và hội chứng buồng trứng đa nang

Phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao gấp 4 lần. Chị em mắc hội chứng buồng trứng đa nang cũng có nguy cơ cao hơn người chưa từng mắc bệnh.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ dẫn tới viêm khớp dạng thấp ở cả nam và nữ gồm: Tiền sử gia đình, hút thuốc lá, béo phì.

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ có gì đặc biệt?

Viêm khớp dạng thấp có biểu hiện giống nhau ở cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, chị em có nguy cơ đau nhức nghiêm trọng hơn, đau ở nhiều vùng trên cơ thể hơn so với nam.

Viêm khớp dạng thấp thường tấn công các vị trí:

Khớp

phụ nữ mắc viêm khớp dạng thấp bị đau tại nhiều vị trí khớp hơn

Phụ nữ mắc viêm khớp dạng thấp bị đau tại nhiều vị trí khớp hơn

Viêm khớp dạng thấp thường bắt đầu ở bàn tay, bàn chân. Dấu hiệu ban đầu là cứng và sưng, đau, nóng tại các khớp. Sưng có thể là do sưng phần mềm hoặc do tràn dịch khớp.

Làn da

Tình trạng viêm do thấp khớp đôi khi gây ra mẩn đỏ trên da. Một số người bệnh viêm khớp dạng thấp còn xuất hiện hạt thấp dưới da tại các vùng như ngón tay, khuỷu tay.

Tim và phổi

Viêm khớp dạng thấp cũng kéo theo tình trạng viêm hệ thống. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ gặp các bệnh lý tim mạch và phổi cao hơn. Nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân nữ mắc viêm khớp dạng thấp có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn 45% so với phụ nữ khỏe mạnh.

Quá trình mang thai

Đáng ngạc nhiên là có khoảng một nửa số bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp thấy triệu chứng cải thiện khi mang thai. Số khác lại gặp phải các đợt viêm cấp bùng phát.

BS. Mehta nhận định, giả thuyết cho rằng, sự thay đổi về miễn dịch và hormone trong thai kỳ giúp làm giảm hiện tượng viêm gây ra viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, giới khoa học chưa tìm ra cơ chế chính xác của hiện tượng này.

Vì vậy, phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp nên trao đổi với bác sĩ sản phụ khoa trước khi có ý định mang thai. Một số loại thuốc trị thấp khớp như methotrexate không an toàn với bà bầu

 
Quỳnh Trang (Theo Health Central)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp