5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

Bệnh tự miễn là bệnh xảy ra do bộ máy miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên.

Tránh xa hóa chất có giúp phòng ngừa bệnh tự miễn?

6 thực phẩm sẵn có giúp hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn

Vitamin D có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tự miễn?

Chiết xuất gừng giúp kiểm soát bệnh tự miễn

Có khoảng 80 loại bệnh tự miễn ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Dưới đây là 5 bệnh tự miễn điển hình mà bạn cần biết:

1. Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là một bệnh da liễu mạn tính, không lây lan. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào da khỏe mạnh, khiến chúng phát triển quá nhanh và tích tụ trên bề mặt da.

Bệnh vảy nến không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên căn bệnh này kéo dài dai dẳng, không thể chữa khỏi hoàn toàn và để lại nhiều di chứng cho người bệnh. Biểu hiện chung của bệnh vảy nến là những mảng dày, đỏ được bao phủ bởi vảy trắng, bạc. Bên cạnh đó, tùy theo vị trí xuất hiện và đặc điểm tổn thương mà người bị vảy nến sẽ có triệu chứng riêng biệt của từng dạng.

2. Bệnh chàm da

Chàm da (eczema) là một bệnh lý da liễu mạn tính rất phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Bệnh xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm: di truyền, môi trường và hệ miễn dịch.

Bệnh chàm không nguy hại đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng sống, sinh hoạt, làm việc và học tập của người bệnh. Ngoài ra, tình trạng bệnh kéo dài nhiều năm có thể là yếu tố nguy cơ cho những căn bệnh khác phát sinh và làm nặng tình trạng bệnh.

3. Bệnh đa xơ cứng

Trong bệnh đa xơ cứng, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức sẽ phá hủy lớp vỏ bọc của các dây thần kinh trong não và tủy sống. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như yếu cơ, vấn đề về thị lực và mất thăng bằng. Bệnh đa xơ cứng thường ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi từ 20 đến 30, và phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tàn tật ở người trẻ tuổi.

Với những tiến bộ trong điều trị, hiện nay nhiều người mắc bệnh này vẫn có thể sống một cuộc sống năng động.

4. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống, thường được gọi đơn giản là lupus, là một tình trạng mạn tính gây viêm và đau khắp cơ thể. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như phát ban, đau khớp, sốt và mệt mỏi kéo dài. Biến chứng tổn thương thận, các vấn đề về tim và nhiễm trùng liên quan đến lupus có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Trước đây, lupus từng là bệnh nguy hiểm, nhưng hiện nay với những tiến bộ trong điều trị và chẩn đoán sớm, người bệnh có thể sống lâu hơn.

5. Bệnh bạch biến

 

Bệnh bạch biến là một loại bệnh da liễu thường gặp mà trong đó các tế bào sắc tố da bị phá hủy từ đó làm thay đổi màu da. Bệnh biểu hiện bởi những dát, mảng giảm sắc tố so với vùng da xung quanh, không ngứa, không đóng vảy, giới hạn rõ. Đây là bệnh lành tính, không lây, và gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.

Do nguyên nhân gây bệnh bạch biến vẫn chưa được hiểu rõ nên vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Hiện nay, điều trị bệnh còn nhiều khó khăn, việc điều trị chỉ mới dừng lại ở việc giải quyết triệu chứng.

Nguy cơ từ bệnh tự miễn

Mặc dù các rối loạn tự miễn dịch có thể làm cuộc sống trở nên khó khăn, nhưng chúng thường là bệnh mạn tính và không gây tử vong. Mức độ nghiêm trọng và diễn tiến của các bệnh tự miễn sẽ khác nhau, một số bệnh có thể kiểm soát được bằng thuốc và thay đổi lối sống, trong khi một số khác lại khá nghiêm trọng và nếu không được điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy, chẩn đoán sớm và quản lý y tế thích hợp là rất quan trọng trong việc kiểm soát các bệnh tự miễn và giảm nguy cơ biến chứng nặng.

Sống chung với bệnh tự miễn

Sống chung với bệnh tự miễn nguy hiểm có thể là thách thức, nhưng những tiến bộ trong lĩnh vực y tế đã làm tăng đáng kể tỷ lệ sống sót ở nhiều bệnh. Có một số điều có thể giúp bạn cảm thấy khỏe hơn nếu bạn đang mắc các bệnh tự miễn, ví dụ như: Giảm căng thẳng theo những cách lành mạnh để tránh bùng phát bệnh; ngủ đủ giấc từ 7- 9 tiếng mỗi ngày; tránh những nơi có thể khiến bạn tiếp xúc với mầm bệnh…

Thảo dược hỗ trợ kiểm soát bệnh tự miễn

Bên cạnh những cách trên, người mắc các bệnh tự miễn có thể sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược hỗ trợ tác động được vào hệ miễn dịch, từ đó góp phần điều hòa hoạt động của tế bào miễn dịch, giúp hạn chế tái phát.

Xuất phát từ mục tiêu trên, các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ lượng tử, nghiên cứu thành công sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược với thành phần chính là cây sói rừng. sản phẩm này đã được nghiên cứu lâm sàng và kết luận đây là một công thức toàn diện, giúp ổn định hoạt động của miễn dịch trong cơ thể, tránh hệ miễn dịch làm tổn thương các tế bào bình thường khác, từ đó hỗ trợ hạn chế các biểu hiện tự miễn.

Việt An

 

TPBVSK Kim Miễn Khang - Hỗ trợ cải thiện triệu chứng các bệnh tự miễn (vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến...)

Với thành phần chính từ cây Sói rừng, TPBVSK Kim Miễn Khang hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng trong các bệnh tự miễn như vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến…

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

Số GPQC:1077/2020/ ATTP-XNQC

ĐT: 024.38461530 - 028.62647169

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp