Yoga: Bộ môn lý tưởng cho người bệnh viêm khớp

Yoga không chỉ giúp kiểm soát triệu chứng mà còn cải thiện sức khỏe tinh thần cho người bệnh viêm khớp

6 thực phẩm có thể giúp giảm đau viêm khớp

Thực phẩm và đồ uống khiến cơn đau khớp trở nặng

Ngăn ngừa biến chứng teo cơ do viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp có xảy ra ở người có độ tuổi 20?

Lợi ích của yoga với người bệnh viêm khớp

Nhiều người bệnh viêm khớp e ngại bộ môn yoga với những động tác vặn mình, thách thức độ dẻo dai của cơ thể. Tuy nhiên, khi lựa chọn được hình thức tập phù hợp, yoga đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Với người mắc viêm khớp, yoga là bài tập ít gây áp lực tới các khớp. Bạn không cần phải bật nhảy, chuyển hướng liên tục khi tập. Người bị đau nhức khi đi lại cũng có thể tập yoga tại chỗ với dụng cụ duy nhất là thảm tập. Thậm chí, người không thể ngồi trên sàn còn có thể tập yoga với ghế.

Đau khớp và cứng khớp là 2 triệu chứng điển hình mà người bệnh viêm khớp nào cũng gặp phải. Nghiên cứu cho thấy, tập yoga kết hợp điều trị giúp người bị thoái hóa khớp gối cải thiện triệu chứng cứng khớp, giảm dùng thuốc giảm đau.

Ngoài ra, yoga còn là bộ môn giúp cơ bắp khỏe mạnh, từ đó hỗ trợ nâng đỡ các khớp. Người có cơ bắp khỏe có khả năng giữ thăng bằng tốt hơn, giảm nguy cơ té ngã khi mắc viêm khớp.

Tình trạng viêm tại các khớp thường cản trở khả năng vận động. Khi đó, chỉ một tuần tập yoga đều đặn có thể giúp bạn tăng biên độ cử động, từ đó cơ thể linh hoạt hơn.

Các triệu chứng thực thể do viêm khớp như đau mạn tính làm tăng nguy cơ stress, căng thẳng và trầm cảm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra công dụng của yoga với sức khỏe tinh thần của người bệnh viêm khớp.

Một vài tư thế yoga cho người viêm khớp

Người bị viêm khớp, đau lưng, vừa mới thực hiện phẫu thuật ở lưng nên hạn chế tập các tư thế yoga yêu cầu gập người, ngửa lưng, vặn mình. Tốt hơn hết, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu, tập với huấn luyện viên chuyên nghiệp và làm quen với các động tác đơn giản.

Dưới đây là những tư thế yoga đem lại nhiều lợi ích với người bệnh viêm khớp:

Tư thế rắn hổ mang thấp (Low cobra pose)

Không chỉ giúp kéo giãn cơ ngực và bụng, tư thế rắn hổ mang còn giúp cải thiện tư thế, tăng sức mạnh vùng lưng.

Cách thực hiện:

  • Nằm úp sấp trên thảm tập, chân duỗi thẳng và chụm lại. Chống lòng bàn tay xuống thảm tập, ngay dưới vai và siết chặt khuỷu tay hai bên người.
  • Hít vào, đồng thời dùng sức mạnh của cơ lưng để nâng đầu và ngực lên khỏi mặt thảm. Giữ cổ vươn dài, không so vai.
  • Giữ tư thế này trong 2-3 nhịp hít thở sâu, sau đó từ từ hạ người xuống. Lặp lại động tác 5 lần.

Tư thế cái ghế

Gần giống với động tác squat, tư thế này giúp rèn luyện các cơ bắp nâng đỡ đầu gối. Người tập có thể bám vào tường, hoặc tập từ tư thế ngồi trên ghế để dễ dàng thực hiện động tác mà không lo té ngã.

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai. Siết chặt cơ vùng bụng để ổn định cột sống.
  • Thở ra, đồng thời khuỵu gối như thể bạn đang ngồi xuống. Giữ lưng thẳng, ngực mở rộng. Đồng thời, đưa cánh tay duỗi thẳng qua đầu.
  • Từ từ hạ xuống đến khi đùi song song với mặt sàn, hoặc sâu hết sức có thể mà không võng lưng. Dồn trọng lượng cơ thể lên gót chân.
  • Giữ tư thế này 5 nhịp thở sâu. Sau đó, hít vào và đứng thẳng người trở lại, hạ tay xuống thấp.

Tư thế cái cây

Empty

Đúng như tên gọi, tư thế này yêu cầu bạn đứng thẳng giống như một cái cây. Đây là tư thế yoga cơ bản giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng hiệu quả cho người bệnh viêm khớp. Bạn cũng có thể tựa vào tường khi mới tập để nâng đỡ cơ thể.

  • Đứng thẳng, hai chân chụm vào nhau, siết cơ bụng. Mắt nhìn tập trung vào một vật phía trước để giữ thăng bằng tốt hơn.
  • Dồn trọng lượng cơ thể lên chân trái, gập chân phải, bàn chân phải đặt lên đùi trong hoặc bắp chân của chân trái. Không đặt lên đầu gối.
  • Giữ thẳng lưng, hít thở sâu trong vài nhịp. Bạn có thể tăng độ khó bằng cách nâng tay lên cao qua đầu.
  • Hạ chân xuống, lặp lại và đổi chân.
 
Quỳnh Trang (Theo GoodRx)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp