Các loại đồ uống người bệnh đái tháo đường nên hạn chế

Có những loại đồ uống người bệnh đái tháo đường nên hạn chế tiêu thụ

9 “siêu thực phẩm” cho người bệnh đái tháo đường

5 bài tập thể dục tốt nhất cho người bị đái tháo đường type 2

Tại sao mưa dai dẳng, ngập lụt nguy hiểm với người bệnh đái tháo đường?

Ô nhiễm không khí, căng thẳng gây đái tháo đường: Làm sao để phòng ngừa?

Dưới đây là 4 loại đồ uống người bệnh đái tháo đường nên hạn chế:

Cà phê

Với những người đã mắc bệnh đái tháo đường, uống nhiều cà phê có thể làm tăng đường huyết, khiến cơ thể khó xử lý lượng đường trong máu. Đặc biệt, nhiều người thích thêm đường, kem béo, sữa đặc… vào cà phê. Chúng có thể làm đường huyết tăng cao, khiến người bệnh đái tháo đường dễ bị tăng cân.

Lượng khuyến cáo: Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh đái tháo đường chỉ nên uống tối đa 2 - 3 cốc cà phê/ngày. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết, tốt hơn hết hãy hạn chế uống cà phê đen hoàn toàn, không pha thêm đường hoặc sữa.

Soda ăn kiêng

Soda ăn kiêng là một loại đồ uống có gas không năng lượng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người uống nhiều soda ăn kiêng có nguy cơ tăng cân cao hơn những người uống soda thông thường. Ngoài ra, họ cũng có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn 67% so với những người không có thói quen uống soda.

Uống nhiều soda ăn kiêng có thể gây tăng cân, tăng nguy cơ mắc đái tháo đường

Các nhà khoa học cho rằng, người uống soda ăn kiêng có xu hướng ăn nhiều các thực phẩm giàu calorie khác. Chúng cũng khiến bạn có cảm giác thèm ngọt hơn, khiến bạn ăn nhiều kem, bánh kẹo…

Lượng khuyến cáo: Hiệp hội Đái tháo đường (Mỹ) cho rằng người bệnh đái tháo đường không cần phải cắt giảm soda ăn kiêng hoàn toàn. Bạn vẫn có thể uống 1 lon/ngày, bên cạnh các loại đồ uống tốt cho sức khỏe như nước hoặc trà.

Theo một nghiên cứu từ Đại học North Carolina (Mỹ), những người uống soda ăn kiêng nhưng có chế độ ăn lành mạnh vẫn có nguy cơ kháng insulin thấp hơn 30% so với những người vừa uống soda ăn kiêng, vừa ăn nhiều các loại thực phẩm chiên rán, đồ ngọt…

Đồ uống có gas (soda) và các loại đồ uống nhiều đường

Mỗi lon soda 350ml có thể chứa tới 10 thìa cà phê đường. Do đó, không lạ gì nếu uống nhiều nước có gas có thể gây tăng đường huyết, thừa cân, béo phì…

Ngoài ra, các nhà khoa học từ Trường Y Harvard (Mỹ) cảnh báo rằng, 1 chai đồ uống nhiều đường có thể cung cấp 150 calorie “rỗng”, cũng như 40 - 50gr carbohydrate cho cơ thể. Các loại đường dư thừa này có thể làm tăng nguy cơ tích trữ chất béo tại vùng bụng, làm tăng tình trạng viêm và kháng insulin trong cơ thể - một trong những nguyên nhân chính gây bệnh đái tháo đường type 2.

Lượng khuyến cáo: Người bệnh đái tháo đường nên cắt giảm hoàn toàn các loại nước có gas, đồ uống nhiều đường để kiểm soát đường huyết, giảm cân hiệu quả.

Nước ép trái cây đóng hộp

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Diabetes Care, uống quá nhiều nước ép trái cây đóng hộp có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. 120ml nước cam đóng hộp có thể chứa 56 calorie, 12gr carbohydrate và hoàn toàn không có chất xơ.

Trong khi đó, 120ml nước cam tươi chỉ chứa 45 calorie, 11gr carbohydrate và 2gr chất xơ, giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn.

Lượng khuyến cáo: Thay vì dùng nước ép trái cây bạn nên ăn nguyên quả để cung cấp thêm hàm lượng chất xơ. Tốt nhất nên ăn trái cây vào bữa ăn phụ, với loại trái cây lần đầu tiên ăn thì nên kiểm tra đường huyết sau ăn 2 giờ, nếu chỉ số này dưới 10 mmol/l là chấp nhận được.

Vi Bùi H+ (Theo Rd)

Gợi ý cho bạn: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường.

9 “siêu thực phẩm” cho người bệnh đái tháo đường - Ảnh 2

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng