Cách chăm sóc và phòng ngừa rôm sảy cho trẻ

Rôm sảy dễ gặp ở vùng da ra nhiều mồ hôi và bị cọ sát trên da trẻ

Roche phát động chiến dịch đi bộ “20 triệu bước vì trẻ em Việt Nam”

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khai trương khoa Nhi

Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm, phòng tránh cho trẻ thế nào?

Bảo vệ trẻ khỏi tai nạn thương tích trong ngày Hè

Nguyên nhân gây rôm sảy thường gặp

Rôm sảy là tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa Hè. Trẻ bị rôm sẽ xuất hiện những mụn nước trong, kích thước nhỏ, mọc riêng rẽ trên da, khiến trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Rôm thường gặp ở những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi, như: Đầu, mặt, ngực, sống lưng… Rôm sảy có thể lan rộng ra các vùng da trên cơ thể nhưng bệnh không gây lây lan sang người khác.

Mụn rôm sảy xuất hiện khi ống bài tiết trên da bị bít, tắc nghẽn, mồ hôi nhiều không thoát hết, ứ đọng bên trong ống bài tiết kết hợp với bụi bẩn tạo ra các vết mụn, nổi mẩn, rôm sảy. Vì vậy, bệnh dễ gặp ở những trẻ hiếu động, hoạt động nhiều; Trẻ mặc tã quá chật trong thời tiết nóng ẩm. Không chỉ gây ngứa ngáy, rôm sảy có thể khiến trẻ ăn kém, quấy khóc, ngủ không ngon. 

Khắc phục và phòng ngừa rôm sảy ở trẻ

Đa số các trường hợp trẻ bị rôm sảy, bệnh sẽ tự hết sau vài ngày nếu cha mẹ chăm sóc trẻ cẩn thận, có biện pháp làm mát da, hạn chế mồ hôi đổ tối đa.

Ngoài ra, một số sản phẩm sau có thể hỗ trợ kiểm soát rôm sảy trong mùa Hè:

- Phấn rôm: Phấn rôm dùng cho trẻ là sản phẩm dạng bột mịn, có khả năng thấm hút cao. Trước khi sử dụng phấn rôm, bạn nên thoa một lớp mỏng lên da của trẻ, theo dõi trong một ngày xem có bị dị ứng không, nếu có hiện tượng mẩn ngứa hay nổi đỏ thì không nên dùng sản phẩm đó nữa. Khi sử dụng phấn rôm, cha mẹ chú ý dùng một lượng nhỏ; Không sử dụng phấn rôm tại các vùng gần mắt, mặt, các vùng kín của trẻ gái; Không để trẻ hít phải phấn rôm.

- Kem chống hăm: Trẻ đóng bỉm lâu dễ bị mẩn ngứa, rôm sảy... Khi đó, cha mẹ có thể sử dụng một số loại kem chống hăm theo chỉ định của bác sỹ để giảm nhanh chứng viêm da. Bên cạnh đó, cũng không nên bôi các loại thuốc mỡ lên da trẻ vì có thể làm cho lỗ chân lông thêm bít tắc, khó thoát mồ hôi và gây kích ứng da của trẻ.

Không nên cho trẻ mặc bỉm, tã chật quá lâu trong ngày Hè nóng nực

Không nên cho trẻ mặc bỉm, tã chật quá lâu trong ngày Hè nóng nực

Trong quá trình chăm sóc trẻ trong ngày Hè nắng nóng, gia đình nên thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, giữ da sạch sẽ, để tránh làm bít các lỗ chân lông. Trang phục cho trẻ vào mùa Hè nên làm từ chất liệu vải thoáng khí và mỏng nhẹ. Ngoài ra, có thể dùng chiếu mát cho trẻ nằm, bật điều hòa ở nhiệt độ vừa phải khi trẻ ngủ.

Khi chăm trẻ bị rôm sảy, cha mẹ nên tránh những điều sau:

- Không nặn những nốt rôm sảy trên da trẻ vì làm dịch trong nốt lan ra, làm lây lan bệnh, có thể khiến trẻ bị viêm da;

- Không massage cho trẻ với tinh dầu vì có thể làm bít kín lỗ chân lông, khiến tình trạng của trẻ nặng thêm;

- Không sử dụng sữa tắm người lớn để tắm cho trẻ vì trong sữa tắm người lớn thường có hàm lượng chất tẩy rửa cao;

- Không tự ý bôi, sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ dẫn của bác sỹ.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ