Cách đi bộ có thể phản ánh chân thực tình trạng sức khỏe của bạn.
Đi bộ đường dài (Hiking): Hành trình khám phá bản thân và thiên nhiên
4 động tác giãn cơ hiệu quả sau đi bộ
Thời điểm đi bộ giúp giảm mỡ bụng trong mùa Hè
6 lý do nhân viên văn phòng nên đi bộ 10 phút sau bữa trưa
Mỗi bước chân đều kể một câu chuyện
Một trong những cách dễ nhất để đánh giá sức khỏe là quan sát tốc độ đi bộ. Một nghiên cứu khoa học kiểm tra mối liên hệ giữa tốc độ đi bộ ở tuổi trung niên với sự lão hóa sinh học, chức năng nhận thức thần kinh và sự suy giảm nhận thức đã chỉ ra rằng, những người có tốc độ đi bộ chậm thường có nhiều nguy cơ gặp phải các dấu hiệu lão hóa sớm hơn. Các nhà khoa học cũng cho rằng đi bộ chậm có liên quan đến các vấn đề về nhận thức, suy giảm sức mạnh cơ bắp và tình trạng thể chất nói chung.
Ngược lại, những người đi bộ nhanh thường có hệ tim mạch khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đồng thời có chức năng phổi và sức mạnh cơ bắp tốt hơn. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy tốc độ đi bộ của mình chậm lại (ví dụ nếu bạn cảm thấy mình mất nhiều thời gian hơn, mệt mỏi nhanh hơn để đi một quãng đường quen thuộc hoặc không thể theo kịp tốc độ của những người xung quanh như trước), đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần quan tâm và đánh giá lại sức khỏe thể chất của mình.
Bên cạnh tốc độ, dáng đi cũng có thể tiết lộ nhiều về trạng thái tinh thần. Ví dụ những người đang phải đối mặt với lo âu hay trầm cảm thường có xu hướng đi khom lưng, đầu cúi thấp và vai rụt về phía trước.
Một nghiên cứu năm 2014 thậm chí đã chỉ ra rằng những người duy trì tư thế đúng khi đi bộ thường cảm thấy hạnh phúc hơn so với những người có dáng đi gù lưng. Bên cạnh đó, sự mệt mỏi và căng thẳng về mặt tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến cách bạn bước đi. Kéo lê chân, bước đi không đều hay những động tác bất thường khác có thể là dấu hiệu của sự quá tải tâm lý. Vì vậy, bạn hãy chú ý đến những tín hiệu này để nhận biết và chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân tốt hơn.
Cải thiện phong cách đi bộ để nâng cao sức khỏe
Không chỉ là một bài tập thể dục đơn giản, đi bộ nhanh còn là chìa khóa giúp bạn kéo dài tuổi thọ và duy trì sức khỏe dẻo dai. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng đi bộ nhanh thường xuyên mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, bao gồm tăng cường sức khỏe tim mạch, săn chắc cơ bắp và cải thiện chức năng nhận thức. Vì vậy, hãy biến việc đi bộ nhanh thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày để tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn.
Muốn đi bộ nhanh hơn, đừng chỉ tập trung vào việc cố gắng bước nhanh. Thay vào đó, hãy cải thiện toàn diện thể lực của bạn. Nếu bạn thấy mình đi chậm hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu bạn cần thêm các bài tập sức mạnh, linh hoạt hoặc giữ thăng bằng vào lịch trình tập luyện. Đặt ra những mục tiêu nhỏ và kiên trì theo đuổi chúng sẽ mang lại những thay đổi tích cực cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Hãy thử tăng dần quãng đường hoặc tốc độ đi bộ mỗi ngày, đừng quên lắng nghe cơ thể và đừng quá sức.
Bình luận của bạn