Làm sao giảm nồng độ cortisol, giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả?

Nồng độ hormone cortisol tăng cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe về lâu dài

Bí quyết kiểm soát stress dành cho học sinh, sinh viên

Cách vượt qua cảm giác lo âu và căng thẳng khi đi máy bay?

Căng thẳng quá mức trong công việc tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ

Thú cưng cũng bị căng thẳng

Cortisol thường được gọi là "hormone căng thẳng" vì đây là một trong những hormone chính cơ thể sản sinh ra khi phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. Dù bình thường chúng ta vẫn cần cortisol để duy trì động lực, giữ sự tỉnh táo và phản ứng nhanh nhạy, song nồng độ quá cao của hormone này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khó chịu như gây nổi mụn, tăng cân, tăng huyết áp khó kiểm soát…

Infographic dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết một vài triệu chứng cảnh báo nồng độ hormone cortisol trong cơ thể đang tăng quá cao:

cortisol

Để giảm và kiểm soát nồng độ cortisol trong ngưỡng ổn định, lấy lại sức khỏe cân bằng, bạn nên thực hiện một số lời khuyên sau:

- Có chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh, bao gồm nhiều các thực phẩm có khả năng chống viêm như rau củ (cải thìa, cần tây, củ dền, bông cải xanh), trái cây tươi (việt quất, dứa), cá hồi, hạt chia, hạt óc chó, gừng, nghệ…

- Kiểm soát căng thẳng bằng cách ngồi thiền, hít thở sâu.

- Tập thể dục đều đặn.

- Dùng các thảo dược adaptogen giúp giảm căng thẳng như sâm Ấn Độ, cam thảo, hương nhu tía (holy basil), nấm linh chi…

- Dùng liệu pháp tinh dầu để thư giãn tốt hơn.

- Ngủ đủ giấc.

 
Vi Bùi (Theo Dr.Axe)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp