Cách đối phó với các vấn đề sức khỏe thường gặp khi trời nồm

Thời tiết nồm ẩm khiến nhiều người thấy chàn chường, tâm trạng hơn

Trồng cây gì để khắc phục tình trạng nồm ẩm?

Mẹo giúp quần áo nhanh khô, tránh mùi trong ngày nồm ẩm

Độ ẩm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn như thế nào?

Vì sao thay đổi thời tiết gây ra đau khớp?

Các vấn đề sức khỏe hay gặp khi trời nồm ẩm

Buồn ngủ và mệt mỏi

Độ ẩm không khí cao có thể làm trầm trọng thêm cảm giác buồn ngủ, uể oải, mệt mỏi.

Thay đổi tâm trạng, trầm cảm

Những ngày thời tiết nồm ẩm có thể khiến tâm trạng của bạn trở nên xấu hơn. Đã có một số nghiên cứu cho thấy độ ẩm không khí có thể ảnh hưởng tới các hóa chất trong não bộ giúp điều hòa tâm trạng. Một số người tham gia nghiên cứu cho biết họ gặp phải tình trạng trầm cảm theo mùa những khi độ ẩm không khí cao hơn. Tình trạng trầm cảm theo mùa có thể khiến một người cảm thấy lo lắng, buồn bã nhiều hơn so với bình thường.

Vấn đề về da liễu

Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, độ ẩm không khí cao có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề da liễu như nổi mụn, phát ban da.

Các bệnh đường hô hấp

Bạn cần cảnh giác với các bệnh đường hô hấp khi trời nồm ẩm

Bạn cần cảnh giác với các bệnh đường hô hấp khi trời nồm ẩm

Tiết trời nồm, ẩm ướt kéo dài có thể khiến nền nhà, tường ẩm ướt khó chịu. Tuy nhiên, đây lại là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Các chuyên gia cảnh báo với thời tiết khó chịu này, trẻ nhỏ có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm phổi, tiểu phế quản, hen suyễn…

Đặc biệt, với những trẻ có cơ địa dị ứng, bị hen phế quản rất dễ lên cơn hen trong những ngày nồm ẩm do tác động của không khí ẩm, lại thêm tác nhân nấm mốc ở ngay trong nhà khiến cơn hen bùng phát.

Rối loạn giấc ngủ

Thời tiết nồm ẩm có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn, từ đó ảnh hưởng xấu tới tâm trạng và khả năng suy nghĩ. Độ ẩm không khí cao có thể gây khó chịu, lo lắng và thay đổi tâm trạng cho một số người.

Cách đối phó với các vấn đề sức khỏe khi trời nồm

 

- Thường xuyên giặt giũ, phơi, tốt nhất là sấy khô các vật dụng hay tiếp xúc.

- Đóng kín cửa và dùng máy hút ẩm trong phòng.

- Hạn chế dùng thảm trải sàn vì chúng có thể hút ẩm, là nơi mầm bệnh sinh sôi.

- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, tránh để bụi, mốc tích tụ có thể gây cơn hen cấp nếu vô tình hít phải.

- Thay chăn ga thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc ở chăn ga có thể là dị nguyên gây bệnh.

- Không mặc quần áo ẩm mà phải sấy/là khô quần áo trước khi mặc.

- Nên xếp các đồ dễ bị ẩm mốc lên cao, không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

- Để thoáng gầm giường, tủ… để tránh mọc nấm mốc mà không biết.

- Uống đủ nước, duy trì chế độ ăn uống và vận động khoa học để đảm bảo sức đề kháng tốt, phòng ngừa bệnh tật.

Vi Bùi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp