Nho khô có tác dụng hỗ trợ hạ sốt hiệu quả
Người bệnh sốt xuất huyết cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc hạ sốt?
Cho trẻ uống thuốc paracetamol hạ sốt, giảm đau cần lưu ý gì?
Làm thế nào để hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc?
Khi nào nên cho bé uống thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh?
Sốt là khi có sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời do phản ứng lại với bệnh. Nhiệt độ cơ thể chúng ta không bằng nhau ở các thời điểm trong ngày, thường là cao hơn vào buổi chiều. Sốt thường xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với sự nhiễm khuẩn như virus cảm cúm hoặc cảm lạnh, vi khuẩn viêm họng, viêm gây ra do tổn thương mô hoặc bệnh tật.
Dưới đây là các biện pháp giúp hạ sốt tại nhà đơn giản và an toàn bằng những nguyên liệu gần gũi, dễ kiếm:
Tỏi
Đặc tính của tỏi hỗ trợ điều trị sốt hiệu quả
Tỏi được biết đến như một loại gia vị tuyệt vời trong đời sống hàng ngày. Từ lâu con người sử dụng tỏi để chữa một số loại bệnh như ho, giảm đau khớp, ngăn chặn sự lão hóa… Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng điều trị sốt rất hiệu quả. Tỏi có selen và các nguyên tố vi lượng chứa kháng khuẩn allicin giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tiêu diệt mầm bệnh gây sốt.
Cách dùng: Đầu tiên, bạn băm 1 tép tỏi và cho vào nửa cốc nước nóng, khuấy đều. Sau đó, lọc lấy nước và uống 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể nghiền nát 2 tép tỏi , thêm vào 2 muỗng canh dầu ô liu và để hỗn hợp vào miếng gạc và ép lên lòng bàn chân buộc chặt lại.
Nghệ
Nghệ là một phương pháp hữu hiệu tại nhà để hạ sốt. Nghệ chứa curcumin có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn có tác dụng ngăn ngừa các kí sinh trùng gây sốt.
Cách dùng: Trộn khoảng 1/2 thìa cà phê nghệ và 1/4 thìa cà phê hạt tiêu đen xay nhuyễn với sữa nóng. Uống hỗn hợp ít nhất 2 lần một ngày.
Lá húng quế
Lá húng quế giúp hạ sốt
Lá húng quế có chất kháng khuẩn và chống viêm cực mạnh giúp điều trị cơn sốt trong thời gian ngắn. Không những thế, ăn lá húng quế hàng ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Cách dùng: Đun sôi khoảng 20 lá húng quế với 1 thìa cà phê gừng đập dập. Sau đó lọc nước ra cốc và thêm một ít mật ong vào. Nên uống 2-3 lần một ngày cho đến khi hết sốt.
Mật ong
Các nghiên cứu cho thấy, các chất chống oxy hóa và đặc tính chống vi khuẩn của mật ong giúp giảm ho hiệu quả, có thể điều trị các triệu chứng có liên quan đến cảm lạnh, cảm cúm.
Cách dùng: Hòa 1 muỗng canh mật ong cùng 1 muỗng canh nước cốt chanh vào cốc nước ấm và thưởng thức. Ngoài ra, bạn có thể uống trực tiếp 2 thìa cà phê mật ong trước khi đi ngủ.
Gừng
Hạ sốt bằng gừng tươi là phương pháp được áp dụng phổ biến
Gừng là một loại thảo dược được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và kháng virus tự nhiên, gừng hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động miễn dịch trong việc “chiến đấu” với các bệnh viêm nhiễm.
Cách dùng: Gừng tươi băm nhuyễn hoặc thái lát cho vào nửa cốc nước sôi. Thêm khoảng 2 thìa nước cốt chanh và 1 thìa mật ong, sau đó uống từ từ. Có thể dùng gừng đập dập, hòa cùng rượu trắng và dùng để đánh gió trực tiếp trên da cũng giúp hạ sốt.
Giấm táo
Lượng acid trong giấm táo sẽ giúp hạ cơn sốt nhanh khi nhiệt độ cơ thể được giải phóng qua da. Hơn nữa, giấm táo còn cung cấp nhiều khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau cơn sốt.
Cách dùng: Trộn 2 thìa cà phê giấm táo và 1 thìa mật ong trong cốc nước ấm, bạn nên uống 2-3 lần một ngày để hạ sốt nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể pha nửa cốc giấm táo vào nước ấm và ngâm mình khoảng 10 phút sẽ giúp nhiệt độ cơ thể hạ xuống.
Lá bạc hà
Lá bạc hà hỗ trợ hạ sốt tích cực
Công dụng làm mát của lá bạc hà giúp hạ thân nhiệt, hấp thu bớt lượng nhiệt dư thừa trong cơ thể.
Cách dùng: Thêm một thìa lá bạc hà đã nghiền nát vào một cốc nước nóng. Để ngân trong 10 phút, sau đó lọc lấy nước thêm mật ong vào và thưởng thức.
Nho khô
Nho khô chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật phenolic có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa. Vì vậy, nho khô là một trong những phương pháp hạ sốt nhanh, hiệu quả.
Cách dùng: Ngâm khoảng 20-25 quả nho khô trong 1/2 cốc nước cho đến khi chúng mềm. Nghiền nho khô đã ngâm và lọc lấy nước. Sau đó thêm nước cốt chanh vào hỗn hợp, bạn nên uống 2 lần một ngày.
Một số lưu ý khi bị sốt
- Uống đủ nước và nước cam để ngăn ngừa tình trạng mất nước.
- Không ăn thức ăn lạnh, ăn nhiều rau củ quả.
- Không hút thuốc lá và những đồ uống có chứa chất cồn.
- Nếu sốt trên 40 độ C, cần đi khám để có sự can thiệp kịp thời của các cán bộ y tế.
Bình luận của bạn