Hãy lắng nghe cơ thể mình để tính toán thời lượng ngủ, cũng như thời gian đi ngủ và thức dậy tốt nhất!
7 thức uống giúp bạn ngủ ngon, sâu giấc hơn
Infographic: 8 cách cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ ngon hơn mỗi ngày
Lợi ích của việc đọc sách trước khi ngủ
Tại sao ngủ đủ giấc giúp bạn thấy khỏe mạnh, yêu đời hơn?
Nhiều người luôn ấn định thời điểm thức dậy, nhưng đối với thời điểm đi ngủ thì khác, nó thay đổi liên tục, tùy thuộc vào lịch làm việc, nghĩa vụ gia đình, các chương trình truyền hình yêu thích, thói quen dùng mạng xã hội, hoặc đơn giản là dựa vào mức độ mệt mỏi của mỗi người.
Tuy nhiên, nếu bạn biết thời điểm bạn phải thức dậy và tổng thời lượng bạn nên ngủ mỗi đêm để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, bạn có thể sẽ tính toán được nên đi ngủ lúc mấy giờ tối.
Ngủ bao nhiêu tiếng là đủ?
Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (Mỹ), dưới đây là chỉ dẫn ngủ bao nhiêu tiếng mỗi đêm là đủ tùy theo các độ tuổi khác nhau:
Từ mới sinh đến 3 tháng tuổi: 14 - 17 tiếng
Từ 4 - 11 tuổi: 12 - 15 tiếng
Từ 1 - 2 tuổi: 11 - 14 tiếng
Từ 3 - 5 tuổi: 10 - 13 tiếng
Từ 6 - 13 tuổi: 9 - 11 tiếng
Từ 14 - 17 tuổi: 8 - 10 tiếng
Từ 18 - 64 tuổi: 7 - 9 tiếng
Từ 65 tuổi trở lên: 7 - 8 tiếng
Trên thực tế, mỗi người sẽ có nhu cầu ngủ khác nhau, mặc dù họ trong cùng nhóm tuổi. Một số người có thể cần ít nhất 9 tiếng ngủ mỗi đêm để cảm thấy khỏe mạnh, hạnh phúc, nhưng những người khác trong cùng độ tuổi có thể chỉ cần 7 tiếng ngủ là được. Bởi vậy, hãy lắng nghe cơ thể mình để tính toán thời lượng ngủ, cũng như thời gian đi ngủ và thức dậy tốt nhất.
Nên đi ngủ vào lúc mấy giờ?
Thời điểm đi ngủ dựa trên:
- Thời điểm thức dậy
- Hoàn thành 5 hoặc 6 chu kỳ giấc ngủ, mỗi chu kỳ kéo dài 90 phút
- Cho phép 15 phút để bắt đắt đầu
Giả sử, nếu muốn dậy từ lúc 4h sáng, bạn nên bắt đầu đi ngủ từ lúc 6h45 tối hoặc 8h15 tối.
Tìm hiểu thêm:
Hiểu về các giai đoạn của giấc ngủ - chìa khóa cho những đêm ngon giấc
Bình luận của bạn