Chế độ ăn uống lành mạnh giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt nam giới không nên bỏ qua
5 thực phẩm góp phần phòng tránh ung thư
Dùng thực phẩm bổ sung chứa curcumin từ nghệ sao cho hiệu quả?
6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư
Theo GS. Philip Calder – chuyên gia về miễn dịch học dinh dưỡng tại Đại học Southampton (Anh), ung thư xảy ra khi các tế bào phát triển không kiểm soát, liên tục phân chia và nhân lên, sau đó tập hợp thành khối u. Thói quen sử dụng quá nhiều thực phẩm kém lành mạnh có liên quan mật thiết tới nguy cơ mắc ung thư.
Thịt muối, thịt chế biến sẵn
Năm 2015, Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) phân loại thịt chế biến là tác nhân gây ung thư. Theo khuyến cáo của ngành y tế, mỗi ngày bạn không nên ăn quá 70gr các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, thịt hộp.
Các chuyên gia cho rằng, thịt chế biến sẵn sử dụng hóa chất bảo quản là nitrite. Khi nấu ở nhiệt độ cao, nitrite tạo thành nitrosamine – một chất gây ung thư có thể làm biến đổi gene.
Thịt hộp, xúc xích thường được ăn cùng bánh mì và các món ăn sáng. Bạn nên thay thế chúng bằng thực phẩm tốt cho sức khỏe như quả bơ, nấm.
Đồ uống có cồn
Cơ thể chuyển hóa cồn trong rượu, bia thành acetaldehyde – chất có thể làm phá hủy tế bào. Nghiên cứu cho thấy, sử dụng lượng rượu bia nhỏ cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư miệng, thực quản và hầu họng. Người lạm dụng rượu bia dễ mắc ung thư gan, trực tràng.
Thịt đỏ
Mối liên hệ giữa thịt đỏ và bệnh ung thư còn chưa rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn quá nhiều thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, cừu…) có khả năng làm tăng tỷ lệ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng.
Trong thịt đỏ có sắc tố đỏ tự nhiên haem, nếu tích tụ ở mức cao có thể thúc đẩy biến đổi tế bào ở niêm mạc đại tràng.
Thịt đỏ là nguồn sắt và protein dồi dào cho sức khỏe. Để giảm nguy cơ ung thư, bạn nên dùng thịt đỏ ở mức điều độ; Hạn chế các phương pháp nướng, chiên; Thay đổi thực đơn đa dạng để giảm tích tụ các chất độc hại.
Nước ngọt
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế công cộng Harvard T.H Chan (Mỹ) phát hiện ra rằng, phụ nữ uống hơn 2 thức uống có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư trực tràng khởi phát sớm cao gấp đôi so với dùng thức uống ít hoặc không đường.
Theo nhận định của GS. Calder, uống nhiều nước ngọt dễ gây béo phì – một trong các yếu tố dẫn tới ung thư. Ông khuyến cáo bạn sử dụng nước lọc, sữa, trà và cà phê không đường thay cho nước ngọt.
Bánh kẹo ngọt
Tương tự nước ngọt, các sản phẩm bánh kẹo, đồ ăn vặt, ngũ cốc ăn liền cũng chứa hàm lượng đường cao. Người thường xuyên sử dụng những thực phẩm này thường có chế độ ăn kém lành mạnh, ăn ít chất xơ và dễ bị táo bón. Trong khi đó, theo chuyên gia dinh dưỡng Duane Mellor – Đại học Aston, khi đường ruột hoạt động trơn tru, các chất gây ung thư ít có thời gian tích tụ ở đại tràng và tiếp xúc với tế bào.
Để phòng ngừa ung thư, bạn nên cắt giảm đồ ngọt trong chế độ ăn, thay thế bằng những nguồn chất xơ tốt cho sức khỏe như rau củ, trái cây.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng đưa ra một vài gợi ý giúp bạn có chế độ ăn lành mạnh hơn:
- Hạn chế sử dụng chất tạo ngọt aspartame có trong sản phẩm “không đường”, “không calorie”. Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp aspartame vào danh sách các chất có thể gây ung thư.
- Tránh dùng các loại hạt, ngũ cốc, đặc biệt là lạc (đậu phộng) bị mốc có chứa aflatoxin. Đây là độc tố làm tăng nguy cơ ung thư gan. Bạn có thể thay bơ lạc bằng bơ hạt hướng dương, bơ hạnh nhân để đảm bảo an toàn.
- Sử dụng nguồn nước uống an toàn kết hợp với máy lọc nước để loại bỏ các “hóa chất vĩnh cửu” PFA trong nước.
- Ưu tiên dùng sữa chua nguyên chất và không chứa hương vị tổng hợp. Thêm mật ong hoặc trái cây nếu muốn tạo vị ngọt tự nhiên.
- Thay bánh mì trắng bằng bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung chất xơ, giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa.
Bình luận của bạn