Cảnh báo dấu hiệu nhận biết cục máu đông

Chân sưng tấy, màu đỏ và nóng có thể là dấu hiệu có cục máu đông tại đây

Nỗi đe dọa mang tên cục máu đông trong não

Phụ nữ béo phì và nguy cơ bệnh tim

Biện pháp hỗ trợ làm tan cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ

Nguy cơ đông máu khi dùng thuốc tránh thai ở phụ nữ béo phì

Cách nhận biết cục máu đông ở các cơ quan khác nhau

Tùy vào vị trí cục máu đông xuất hiện mà có những dấu hiệu cảnh báo khác nhau. Ghi nhớ những dấu hiệu này sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện cục máu đông sớm, từ đó dễ dàng phòng ngừa đột quỵ.

Dấu hiệu cục máu đông ở tim

Khi cục máu đông xuất hiện ở tim, người bình thường có các dấu hiệu đặc trưng cần lưu ý như: Cảm thấy đau ngực dữ dội, cánh tay đau và nhức mỏi, cơ thể đổ nhiều mồ hôi và khó thở.

Dấu hiệu cục máu đông ở các chi

Cục máu đông ở tay, chân thường là huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ có những dấu hiệu như: Sưng tấy ở tay chân vùng có cục máu đông đi qua; Cánh tay hoặc chân chuyển màu đỏ hoặc xanh, nóng hoặc ngứa; Cảm thấy đau; Chuột rút ở cẳng chân…

Dấu hiệu cục máu đông ở phổi

Cục máu đông ở phổi thường bắt đầu từ một tĩnh mạch sâu ở cánh tay hoặc chân, sau đó vỡ ra và di chuyển đến phổi. Khi đó người bệnh thường có các biểu hiện như: Khó thở, đau ngực, bắt đầu ho, đổ mồ hôi, chóng mặt…

Dấu hiệu cục máu đông ở thận

Cục máu đông ở thận có thể gây cản trở quá trình loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, từ đó gây tăng huyết áp hoặc thậm chí suy thận. Người bệnh thường có các dấu hiệu như: Đau ở bên bụng, chân hoặc đùi, đi tiểu ra máu, sốt, buồn nôn hoặc nôn, tăng huyết áp, phù chân.

Dấu hiệu cục máu đông ở não

Khi cục máu đông xuất hiện ở não thì người bệnh sẽ có những biểu hiện như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, liệt mặt, méo miệng, giọng nói ngọng lắp, chân tay khó cử động, yếu nửa người…

Cần làm gì khi cục máu đông xuất hiện?

 

Khi bạn đã biết bản thân có cục máu đông, việc đầu tiên cần làm là sử dụng các thuốc chống đông máu, thuốc làm tan cục máu đông. Các loại thuốc này thường được bác sĩ kê khi bạn đi khám tại bệnh viện. Lưu ý bạn cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc này. Các thuốc chống đông máu thường có tác dụng không mong muốn đó là gây xuất huyết, chảy máu rất nguy hiểm nếu không kiểm soát được.

Tập thể dục thường xuyên cũng là giải pháp giúp bạn ngăn ngừa cục máu đông hình thành thêm. Khi bạn tập thể dục, khí huyết được lưu thông đến khắp các cơ quan trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa sự tắc nghẽn và hình thành cục máu đông. Tập thể dục cũng khiến quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn, giúp tim đập nhanh hơn, giảm sự tích tụ mỡ thừa, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa sự hình thành và làm tan cục máu đông, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính nattokinase giúp ngăn ngừa cục máu đông. Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện lớn, đều cho thấy hiệu quả làm tan cục máu đông của sản phẩm tương đương với aspirin, từ đó ngăn ngừa cơn đột quỵ hiệu quả.

Nattokinase có trong sản phẩm giúp tiêu sợi huyết, kích thích cơ thể sinh plasmin, từ đó làm tăng cường tác dụng chống đông máu và làm tan cục máu đông hiệu quả. Dùng từ 2-4 viên/ngày có thể đạt được hiệu quả phòng ngừa cục máu đông và đột quỵ tốt nhất.

Lan Khuê

 

TPBVSK Nattospes giúp phòng ngừa đột quỵ, tai biến mạch máu não

Với thành phần chính là Nattokinase, TPBVSK Nattospes đã được nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện Trung ương quân đội 108, viện quân y 103, viện Bạch Mai, viện Tuệ Tĩnh cho thấy hiệu quả hỗ trợ làm tan cục máu đông và phục hồi sau tai biến, đồng thời giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu não do tắc mạch.

Sản phẩm Nattospes dùng cho người có nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch; người sau tai biến mạch máu não có các di chứng méo miệng, nói ngọng, liệt người, khó nuốt.

* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học