Các bác sĩ tiến hành nội soi gắp dị vật làm từ dây kẽm nhung - Ảnh: BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc.
Bệnh viện Bạch Mai: Gắp thành công dị vật hiếm gặp trong đường thở của bệnh nhân
Cách phòng ngừa và xử trí tai nạn hóc dị vật ở trẻ em
Phải làm gì khi bé nuốt phải đồ chơi, vật lạ?
Ho 4 năm mới phát hiện hạt hồng xiêm trong phế quản
Chiều cùng ngày nhập viện, người nhà phát hiện bé nuốt phải dị vật là cánh hoa làm từ dây kẽm nhung nên đã nhanh chóng đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc cấp cứu. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng quấy khóc nhiều, tự thở đều, da niêm mạc hồng, nhịp tim rõ. Kết quả chụp X-quang cho thấy có dị vật hình tròn cản quang chồng hình trong trung thất.
Các bác sĩ đã gấp rút tiến hành hội chẩn liên khoa nội tiêu hóa, gây mê hồi sức, sơ sinh và chỉ định nội soi cấp cứu gắp dị vật cho bệnh nhi. Ca nội soi gắp dị vật được ThS.BS Nguyễn Quang Huy - Phó Trưởng khoa Nội tiêu hóa (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc) trực tiếp thực hiện đã diễn ra thành công. Dị vật được gắp ra là nhung bọc dây kẽm uốn tròn có 1 đầu nhọn với đường kính khoảng 1,5cm.
Theo ThS.BS Nguyễn Quang Huy, tuy dị vật hình tròn nhưng vẫn có đầu kẽm nhọn, nếu không xử lý kịp thời có thể gây tổn thương cho trẻ như thủng thành ruột, dạ dày hay thủng nhiều vị trí mà dị vật đi qua. Trước đây, Bệnh viện đã tiến hành cấp cứu nhiều trường hợp bé ở nhiều độ tuổi nuốt các dị vật nhỏ như đinh, ốc vít, đồ chơi, hay các vật có kích thước nhỏ, tuy nhiên đây là ca trẻ nhỏ nhất khi chỉ mới 7 tháng tuổi.
Dị vật tiêu hóa ở trẻ em
Trong quá trình nuôi dạy trẻ sẽ khó tránh khỏi những tình huống bất ngờ không thể lường trước được. Trong đó, tình trạng trẻ nuốt dị vật có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo gia đình có con nhỏ cần cẩn trọng, không nên cho bé cầm, chơi các loại đồ vật có kích thước nhỏ, trẻ dễ tò mò cho vào miệng ngậm, nuốt. Trong trường hợp trẻ không may nuốt phải dị vật, người nhà cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra và có hướng xử trí phù hợp.
Bình luận của bạn