9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

Làn da nhạy cảm mỏng manh của bé cần được bảo vệ cẩn thận và chăm sóc đúng cách

Bé bị vàng da: Mẹ nên làm gì?

“Thủ phạm" khiến da bé kích ứng

Tất tần tật về viêm da ở trẻ em mẹ không thể bỏ qua

"Bỏ túi" 6 mẹo chăm sóc da cho trẻ trong mùa Hè

Các virus gây bệnh ngoài da ở trẻ thường gặp vào mùa Hè

Nhận biết những bệnh ngoài da phổ biến trẻ thường mắc vào mùa hè

Việc chăm sóc da cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, đòi hỏi sự hiểu biết và cẩn thận, tỉ mỉ để phòng tránh bất kỳ phản ứng bất lợi nào có thể xảy ra đối với làn da mỏng manh, yếu ớt của bé, chẳng hạn như nổi mụn, phát ban, khô da, hăm, dị ứng hay kích ứng da. Cha mẹ có thể bảo vệ con mình khỏi các vấn đề về da thường gặp này bằng cách tham khảo và làm theo một số hành động cơ bản dưới đây:

1. Tắm rửa vệ sinh cẩn thận

Trẻ em có làn da nhạy cảm, do vậy, điều quan trọng là cần sử dụng xà phòng dịu nhẹ và không có mùi thơm vì chúng ít có khả năng gây kích ứng hơn. Đồng thời, nên dùng nước ấm để tắm cho trẻ thay vì nước nóng vì nước nóng có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, dẫn đến khô da. Khi tắm, hãy đặc biệt chú ý và đảm bảo rằng vùng mặc tã và các vùng da có nếp gấp (như khuỷu tay, ngấn...) được làm sạch cẩn thận và đúng cách.

2. Dưỡng ẩm

Sau khi tắm, điều cần thiết là phải bôi kem dưỡng ẩm cho bé để cung cấp và giữ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng khô da và giữ cho da mềm mại. Hãy ưu tiên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ dành riêng cho trẻ sơ sinh, không chứa hương liệu và hóa chất độc hại. Tốt nhất bạn nên thoa kem khi da bé vẫn còn hơi ẩm để tăng khả năng hấp thụ của sản phẩm.

3. Thay tã thường xuyên

Thay tã thường xuyên là điều rất quan trọng để ngăn ngừa hăm tã - tình trạng viêm da ở mông và vùng kín của bé. Tã bẩn hoặc ướt có thể gây kích ứng da, dẫn đến phát ban và cảm giác khó chịu ở trẻ. Sử dụng kem chống hăm có chứa kẽm oxide, có tác dụng tạo nên hàng rào bảo vệ chống lại vi khuẩn gây kích ứng da và giúp làm dịu da, đồng thời giảm các triệu chứng viêm, mẩn đỏ và ngứa rát cho bé. 

4. Chọn quần áo chất liệu mềm mại

Cha mẹ nên ưu tiên mặc cho trẻ quần áo bằng vải mềm, thoáng khí như cotton vì những chất liệu này dịu mát với da bé và cho phép không khí lưu thông, giảm nguy cơ kích ứng và hạn chế cảm giác nóng quá mức. Đồng thời, tránh các loại quần áo được may từ vải sợi tổng hợp có thể gây khó chịu và phản ứng dị ứng ở trẻ sơ sinh. 

5. Chống nắng

Da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm với tia cực tím (UV) của mặt trời. Cũng giống như người lớn, ngay cả trẻ em cũng nên tránh xa việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, đặc biệt là trong những giờ cao điểm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Trẻ luôn cần được mặc quần áo che chắn bảo hộ, đội mũ rộng vành, để ngăn làn da khỏi tia nắng gay gắt có hại.

Đặc biệt, cần lưu ý không sử dụng kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Ngoài ra, đối với những trẻ lớn hơn và trong một số trường hợp nhất thiết bắt buộc phải thoa một lượng kem chống nắng tối thiểu lên những vùng da không được quần áo che phủ, cha mẹ hãy chọn cho con loại kem chống nắng có khả năng bảo vệ phổ rộng và chỉ số chống nắng SPF tối thiểu 30. Theo Hiệp hội Da liễu Mỹ, những loại kem chống nắng có thành phần như titan dioxide hoặc kẽm oxide ít có khả năng gây kích ứng da của bé nên được ưu tiên lựa chọn. 

Bảo vệ làn da của trẻ bằng các biện pháp chống nắng như che chắn cẩn thận hoặc thoa kem chống nắng có thành phần an toàn và chỉ số SPF tối thiểu là 30

Bảo vệ làn da của trẻ bằng các biện pháp chống nắng như che chắn cẩn thận hoặc thoa kem chống nắng có thành phần an toàn và chỉ số SPF tối thiểu là 30

6. Giữ cho thân nhiệt của trẻ không quá nóng

Phát ban do nhiệt là vấn đề thường gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Do vậy, bạn nên mặc quần áo cho bé theo từng lớp để có thể dễ dàng thêm hoặc bớt quần áo nhằm giúp bé duy trì nhiệt độ cơ thể thoải mái. Đồng thời, giữ nhiệt độ phòng thoáng mát và sử dụng chăn mỏng nhẹ để đắp cho bé (thay vì chăn dày và nặng) nếu cần thiết. Đặc biệt, cần chú ý đến các dấu hiệu quá nóng ở trẻ, chẳng hạn như đổ mồ hôi, má đỏ bừng hoặc thở nhanh.

7. Lưu ý việc giặt giũ

Khi giặt quần áo hay ga trải giường, chăn màn cho bé, bạn hãy ưu tiên sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không có mùi thơm được thiết kế dành riêng cho trẻ em vì chúng ít có khả năng chứa các hóa chất mạnh có thể gây kích ứng cho da bé. Tránh dùng chất làm mềm vải và giấy sấy thơm quần áo vì chúng thường chứa hương liệu và hóa chất có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé. Đặc biệt, cha mẹ nên nhớ luôn giặt quần áo mới trước khi mặc cho em bé của mình. 

8. Rửa tay sạch sẽ

Luôn rửa tay cẩn thận trước khi chạm vào em bé, đặc biệt là mặt của chúng. Da của trẻ nhỏ rất dễ bị ảnh hưởng bởi dầu, bụi bẩn và vi khuẩn từ bàn tay, có thể gây ra các vấn đề về da hoặc nhiễm trùng. Do vậy, giữ bàn tay của bạn vệ sinh giúp ngăn ngừa sự lây truyền của các tác nhân gây kích ứng tiềm ẩn này.

9. Theo dõi những thay đổi của làn da

Kiểm tra da bé thường xuyên để xem có dấu hiệu bất thường nào không là vô cùng quan trọng. Phát hiện sớm và điều trị, chăm sóc kịp thời có thể ngăn ngừa các vấn đề nhỏ trở nên phức tạp hơn. Nếu bạn nhận thấy các vấn đề về da dai dẳng hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp.

 
Trang Hương (Theo Healthshots)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ