Tác dụng của chất xơ hòa tan và chất xơ không tan

Chất xơ có nhiều trong rau quả và ngũ cốc nguyên hạt

Những câu hỏi thường gặp về chất xơ thực phẩm

Video: 5 thực phẩm giàu chất xơ giúp bạn giảm cân

5 cách đơn giản để bổ sung chất xơ

Vì sao trẻ ăn nhiều chất xơ vẫn táo bón?

Bổ sung chất xơ là một trong những cách giảm cân hiệu quả bởi vì, ăn nhiều chất xơ làm giảm khả năng hấp thu chất béo. Chất xơ làm cho cơ thể cảm giác no lâu hơn, ít thèm ăn hơn. Lượng chất xơ được đề xuất mỗi ngày là khoảng 25gr nhưng nếu bạn ăn từ 35 - 50gr chất xơ, cân nặng sẽ giảm nhanh chóng. 

Ngoài tác dụng giảm cân, chất xơ còn giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, cải thiện khả năng tiêu hóa, làm giảm nồng độ mỡ máu, giúp ổn định lượng đường trong máu, làm tăng khả năng miễn dịch, hạn chế táo bón và giảm nguy cơ ung thư...

Chất xơ có nhiều trong rau củ quả

Chất xơ không tan

Chất xơ Polyphenol là một thành phần của chất xơ thực vật và chứa nhiều chất chống oxy hóa phức tạp. Những chất xơ không tan này được bảo vệ bằng một ma trận dạng sợi khiến cho acid từ dạ dày cũng không thể phá hủy được các cấu trúc của chúng. 

Chất xơ không tan bổ sung chất chống oxy hóa, có công dụng như một prebiotic (thức ăn cho hệ vi khuẩn đường ruột) hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Theo cách đó, chất xơ không tan giúp cải thiện lợi khuẩn trong cơ thể. Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ không tan là các loại rau quả nhiều sợi như bạc hà, đinh hương, chocolate, hạt lanh, bột đậu nành và artiso.

Chất xơ hòa tan

Chất xơ hòa tan có công dụng làm chậm tiêu hóa và làm sạch dạ dày. Chất xơ hòa tan giúp làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim. Chúng thỏa mãn cơn thèm ăn của bạn, giúp đường trong máu luôn ở mức độ ổn định, không quá cao cũng không quá thấp.

Loại chất xơ này có nhiều trong phần thịt của quả, củ. Tuy nhiên, hạt Psyllium và bột yến mạch mới là hai nguồn cung cấp chất xơ hòa tan tốt nhất giúp bạn giải độc và giảm cân hiệu quả.

Tiêu Bắc H+ (Theo Naturalnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng