Chế độ ăn cho người viêm xương khớp

Mùa lạnh khiến người bị các bệnh viêm xương khớp thường xuyên bị đau nhức

Hiểu đúng về viêm khớp

Viêm khớp: Dùng nhiều prednisolon có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Thời tiết hại khớp, làm sao đây?

Thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi – Phải làm sao?

Đối phó với bệnh thoái hóa khớp khi trời lạnh

Bệnh viêm xương khớp ngày nay đã trở thành vấn đề y khoa phổ biến, ước tính có khoảng gần 100 loại viêm xương khớp và chia làm 2 nhóm chính: Viêm xương khớp do thoái hóa và viêm xương khớp do viêm. Việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn vì thuốc điều trị thường có nhiều tác dụng phụ, giá thành cao, hơn nữa còn liên quan đến sinh hoạt của bệnh nhân hàng ngày, vì vậy việc ứng dụng chế tiết dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý trong điều trị các bệnh viêm xương khớp có một ý nghĩa quan trọng, đã đạt được một số tiến bộ và hiểu biết đáng kể. Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm xương khớp:

Bệnh viêm xương khớp biểu hiện bởi cơn đau cấp tính, phù nề và tình trạng kích thích cao độ tại khớp, cơn đau đầu tiên thường ở ngón chân cái, ở gót chân, sau đó bao gồm các khớp mắt cá, khớp gối, khớp mu bàn chân, nhưng cũng có thể gặp ở khớp cổ tay và các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, các khớp lớn như khớp hông, khớp vai, cột sống hiếm khi bị ảnh hưởng.

Viêm xương khớp do thoái hóa: Thoái hóa khớp là một tình trạng mất cục bộ sụn khớp kèm theo phản ứng tăng sinh của xương dưới sụn, bờ của khớp và có sự thay đổi về X-quang bao gồm: hẹp khe khớp, xơ hóa xương dưới sụn kèm theo nang xương và gai xương.

Bệnh lý thoái hóa này liên quan tới lứa tuổi và thường xảy ra ở khớp gối, khớp háng và đốt sống. Thường biểu hiện: Đau khi vận động, khi thay đổi tư thế, đau âm ỉ tại chỗ và giảm đau khi nghỉ ngơi. Giảm biên độ của khớp khi cử động, có cảm giác khớp bị lỏng lẻo. Khớp có thể sưng và đau quanh khớp hay có thể nghe tiếng lạo xạo ở khớp.

Viêm khớp do viêm: Đây là một loại bệnh hệ thống với tình trạng viêm xảy ra ở nhiều khớp, thường là những khớp nhỏ của bàn tay, cổ tay và bàn chân, có khi ảnh hưởng đến các khớp gối, khớp háng. Bệnh khởi phát thường âm thầm với tình trạng phù nề, đau đớn và cứng khớp lúc thức dậy buổi sáng, gây hạn chế vận động và biến dạng khớp.

Triệu chứng đau cố định và ngày càng trầm trọng. Những triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, đau cơ và cảm giác khó chịu ở cơ thể. Trong các bệnh ở loại nhóm này, bệnh gout là bệnh thường gặp và liên quan nhiều đến chế độ ăn. Gout là một bệnh viêm xương khớp còn gọi là bệnh thống phong, bệnh do sự lắng đọng của tinh thể urate bên trong khớp, thường gặp ở nam giới.

Nam giới mắc bệnh gout nhiều hơn nữ giới

Nên ăn gì?

Người béo phì thường kèm thoái hóa khớp, cho nên người béo phì cần giảm cân, cân bằng chế độ ăn kiêng từ từ để làm giảm tối đa những chấn động trên khớp.

Người có tình trạng dinh dưỡng kém mà bị viêm đa khớp dạng thấp, nên ăn nhiều hơn bình thường bằng cách ăn thành nhiều bữa nhỏ (bữa phụ) để dung nạp tốt hơn.

Bệnh gout cần có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, hạn chế tối đa chất đạm để làm giảm lượng acid uric trong máu, tinh thể uric lắng đọng trong khớp.

Bệnh thoái hóa khớp và viêm đa khớp dạng thấp cần ăn những thực phẩm bổ sung thêm: vitamin D, B, K, acid folic, calcium, sắt có chứa trong các loại rau. Dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô liu...

Tóm lại, người bị bệnh viêm xương khớp nên:

Dùng nhiều thức ăn đa dạng: Một chế độ ăn uống lành mạnh phải có đủ thức ăn thuộc các nhóm khác nhau như thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc, rau, trái cây. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của người bệnh.

Gạo lứt và ngũ cốc nguyên hạt: Giúp mau no, chắc dạ, cung cấp nhiều chất xơ và vitamin nhóm B. Rau xanh: Rau muống, rau dền, cải bẹ xanh, cải bẹ trắng... giàu vitamin, muối khoáng, chất xơ và ít đường hơn trái cây. Trái cây tươi: Dồi dào vitamin, muối khoáng, chất xơ, chất chống oxy hóa; đặc biệt nho, đào, cam… còn có hàm lượng bioflavonoid cao, có tác dụng khử các gốc tự do, chống oxy hóa mạnh hơn nhiều so với vitamin A, C, kẽm, selen.

Ăn nhiều rau củ quả sẽ góp phần tích cực trong quá trình điều trị bệnh gout

Đậu phộng, hạt điều, hạt bí, hạt dưa: Rất giàu chất dinh dưỡng nhưng nên dùng giới hạn vì chứa hàm lượng chất béo cao. Dùng các hạt này với mức độ vừa phải là một cách bổ sung chất đạm tốt. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành: Tàu hũ, tương, chao, sữa đậu nành… cung cấp chất xơ, chất đạm đáng kể. Hành, tỏi: Nhai vài tép hành mỗi ngày sẽ giảm đau rất tốt, trong khi dùng một lượng tỏi như vậy lại có tác dụng giảm viêm hữu hiệu.

Thức ăn động vật ít chất béo: Thịt nạc, sữa tách béo, gà vịt bỏ da là những thức ăn giàu đạm, calci. Cá giàu acid béo omega-3 nhất: Cá thu, cá hồi, cá mòi, cá trích. Dầu thực vật: Dầu olive và dầu cải cung cấp nhiều acid béo omega-3 có khả năng kháng viêm.

Muối ăn và natri: Bệnh nhân viêm khớp bị cao huyết áp cần đặc biệt quan tâm đến lượng muối ăn vào và cả lượng natri cao có trong các loại thức ăn chế biến sẵn như súp, xốt đóng hộp… Thường xuyên uống trà (Trà rất giàu bioflavonoid, chống oxy hóa rất mạnh).

Giới hạn sử dụng đường: Tránh các loại đường cát trắng, cát vàng vì ăn nhiều sẽ làm tăng cân, đè nặng lên khớp xương. Cũng vậy, nên ăn ít chất bột đường vì nếu dư sẽ chuyển hóa thành chất béo. Giới hạn dầu mỡ và chú ý cholesterol máu: Viêm khớp thường đi đôi với cao huyết áp, vì vậy nên ăn hạn chế dầu mỡ để tránh biến chứng của các căn bệnh này và còn giúp giảm cân.

Hạn chế uống bia rượu: Thuốc điều trị viêm khớp có tác dụng phụ là loét dạ dày - tá tràng, nay thêm một tác nhân gây bệnh như rượu bia nữa thì rất nguy hiểm.

Giữ số cân nặng vừa phải: Đừng để tăng cân, nếu thấy có khuynh hướng tăng trọng lượng thì nên giảm bớt thức ăn giàu bột đường và chất béo.

Chế độ sinh hoạt cần được quan tâm:
Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng và tự phục vụ. Nên cố gắng hoạt động trong điều kiện càng gần bình thường càng tốt. Khi các khớp bị biến dạng, nên học cách thích nghi với tình trạng bệnh, cần duy trì cơ lực và các động tác vận động của khớp ở các khớp chưa bị ảnh hưởng; Không để xảy ra các biến chứng như: Co cứng ở các khớp chưa bị tổn thương, các tổn thương da và tình trạng ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch.

Trong sinh hoạt hàng ngày, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; giữ tư thế thẳng cân đối khi đứng, đi và ngồi. Dùng các ghế ngồi cao và có tay vịn giúp việc đứng lên dễ hơn. Khi nâng một vật nào đó, cần nâng bằng cả hai tay. Khi di chuyển đồ vật, nhất là vật nặng, nên đẩy, không nên nhấc lên. Nên đi bộ hàng ngày, song cần nghỉ 5 - 10 phút sau mỗi giờ đi. Khi đi ngủ, nên nằm ngủ bằng lưng trên nệm chắc và đảm bảo ngủ đủ giấc. Tắm nước nóng trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sẽ có tác dụng giảm đau.
Vi Dũng H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp