7 loại thực phẩm "lành mạnh" nên hạn chế trong chế độ ăn uống hàng ngày

Không phải loại thực phẩm nào được dán nhãn "lành manh" cũng thực sự tốt cho sức khỏe - Ảnh: Freepik

FDA đề xuất định nghĩa mới về "thực phẩm lành mạnh"

6 thực phẩm lành mạnh nhưng không nên ăn quá nhiều

5 thực phẩm lành mạnh có thể bạn vẫn ăn sai cách bấy lâu nay

8 loại thực phẩm lành mạnh: ăn đủ thì tốt, ăn nhiều rước bệnh

Thanh ngũ cốc granola

Thanh ngũ cốc granola thường được làm từ các loại hạt và trái cây sấy khô, tất cả chúng đều là những thành phần lành mạnh đối với sức khỏe. Tuy nhiên, hầu hết các thanh granola chứa một lượng đáng kể đường bổ sung dưới dạng đường nâu, syrup ngô có hàm lượng fructose cao, nước ép trái cây cô đặc, mật ong, mật mía, rượu đường,... Do đó, bạn cần đọc kỹ nhãn dinh dưỡng của sản phẩm để biết nguồn gốc và cân nhắc lượng đường có trong các thanh granola này.      

Đồ uống không calorie

Nhiều người yêu thích sử dụng đồ uống không calorie để hạn chế lượng calorie nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, hàm lượng calorie không phải là yếu tố duy nhất quyết định một thực phẩm có phải lành mạnh hay không. Cần lưu ý rằng đồ uống không calorie thường chứa chất tạo ngọt nhân tạo và gần như không có chất dinh dưỡng đáng kể.

Thịt nguội

Thịt nguội hay thịt muối là nguồn protein tiện lợi cho món bánh mì, salad hoặc ăn trực tiếp. Nhược điểm là chúng thường chứa hàm lượng muối cao, bên cạnh đó là chất phụ gia và chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng. Điều này có thể gây bất lợi cho sức khỏe tổng thể.

Thực phẩm đông lạnh

Tương tự như thịt nguội, thực phẩm đông lạnh đa phần chứa hàm lượng muối cao cùng với chất phụ gia nhân tạo và chất béo bão hòa không lành mạnh đối với cơ thể.

Nước ép trái cây hoặc rau quả đóng chai

Nước ép trái cây đóng chai có thể không lành mạnh ngay cả khi nó được dán nhãn "100% nguyên chất". Chúng thường chứa chất bảo quản, các chất hóa học tạo màu và tạo mùi được coi là không tốt cho sức khỏe.

Theo chuyên gia, hầu hết các loại nước ép trái cây đóng hộp đều chứa lượng đường tự nhiên fructose khá cao. Tuy nhiên, lượng đường tự nhiên này không phải lúc nào cũng có lợi cho sức khỏe. Quá nhiều đường sẽ gây ra tình trạng kháng insulin và triglycerides, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Bên cạnh đó, cũng phải nói đến hàm lượng dinh dưỡng và chất xơ có trong nước ép trái cây đóng hộp thường thấp hơn so với trái cây tươi. Ngoài ra, sản phẩm này còn chứa lượng acid khá cao ảnh hưởng đến men răng và có nguy cơ gây sâu răng.

Sử dụng nước ép trái cây đóng hộp trong thời gian dài sẽ gây nguy cơ vấn đề cho sức khỏe

Sử dụng nước ép trái cây đóng hộp trong thời gian dài sẽ gây nguy cơ vấn đề cho sức khỏe

5 mẹo chọn thực phẩm cho chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng

Dưới đây là một số cách giúp bạn lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho chế độ ăn uống hàng ngày:

Hạn chế thực phẩm có nhiều muối

Một số thực phẩm có chứa nhiều muối, chẳng hạn như đồ hộp, thịt xông khói và thực phẩm đông lạnh. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng xác định và kiểm soát lượng muối thông qua đọc nhãn dinh dưỡng được ghi trên bao bì. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, một sản phẩm chứa hơn 1.5gr muối/100gr hoặc 0.6gr natri/100gr thì sản phẩm đó có hàm lượng muối cao. Trong khi đó, 0.3gr muối/100gr hoặc 0.1gr natri/100gr được coi là thấp.

Hạn chế thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa

Hầu hết các loại thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn đều chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao. Điều này liên quan đến các vấn đề về liên quan đến tim mạch, đặc biệt là khi ăn quá nhiều. Các sản phẩm chứa 5gr chất béo bão hòa trở lên trên 100gr thực phẩm được coi là có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Do vậy, cần tham khảo bảng thành phần dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm để xác định và lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo nên hạn chế lượng đường hàng ngày không quá 25gr đối với phụ nữ và 36gr đối với nam giới. Bạn nên ưu tiên chọn sản phẩm không có đường hoặc ít hơn 5gr đường/100gr thực phẩm, đồ uống.

Chọn thực phẩm tươi thay vì thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm đã trải qua nhiều công đoạn chế biến thường chứa nhiều đường, muối, phụ gia hay các chất béo không lành mạnh. Mặt khác, các loại thực phẩm tươi như trái cây, rau quả, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà không chứa chất phụ gia nhân tạo thường được tìm thấy trong các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn.

Tích cực bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, protein nạc, sữa, trứng và chất béo lành mạnh

Tích cực bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, protein nạc, sữa, trứng và chất béo lành mạnh

 
Trang Hương (Theo Healthnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp