Lời khuyên giúp người bệnh đái tháo đường có chế độ ăn lành mạnh hơn

Người bị đái tháo đường cần nắm rõ hàm lượng calorie, dinh dưỡng của các loại thực phẩm

10 lầm tưởng về insulin và bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường cần chú ý tới chỉ số đường huyết nào?

5 biến chứng đái tháo đường thường gặp nhất

Người bệnh đái tháo đường nên làm gì để không bị sâu răng, loét miệng?

Calorie

Calorie là một đơn vị năng lượng, được cơ thể chuyển hóa từ thực phẩm với sự giúp đỡ của hormone insulin. Lượng calorie bạn cần hàng ngày phụ thuộc vào thói quen hoạt động (ít vận động, vận động vừa phải, thường xuyên vận động), tuổi tác, giới tính và khả năng hấp thụ của cơ thể.

Với người bệnh đái tháo đường, các bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ lên kế hoạch về lượng calorie bạn cần hàng ngày, nhưng chính bạn phải là người giám sát lượng calorie bổ sung qua thực phẩm.

Carbohydrate tinh chế và carbohydrate phức tạp

Người bệnh đái tháo đường nên ăn carbohydrate phức tạp để ổn định đường huyết

Những loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường (như kẹo, mứt, thạch, bánh ngọt…) thường là các loại carbohydrate tinh chế. Các loại thực phẩm này có thể làm đường huyết tăng cao nhanh chóng, đột ngột.

Ngược lại, carbohydrate phức tạp thường có trong các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp như: Rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây… Các thực phẩm này khiến đường huyết tăng chậm, ổn định hơn. Ngoài ra, các thực phẩm này cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, trong khi lượng calorie lại thấp hơn các loại đồ ngọt.

Chất xơ

Bổ sung chất xơ giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch 

Chất xơ trong có nhiều trong các loại trái cây, rau củ, các loại đậu, gạo nâu, bánh mì và ngũ cốc. Có thể nói, chất xơ cũng là một nguồn carbohydrate, nhưng chúng không bị tiêu hóa hoặc được cơ thể hấp thụ như các loại tinh bột khác. Do đó, chất xơ ít ảnh hưởng đến đường huyết của người bệnh đái tháo đường.

Tuy nhiên, chất xơ lại là nguồn thức ăn của các lợi khuẩn đường ruột. Bổ sung nhiều chất xơ trong thực phẩm cũng giúp làm giảm cholesterol xấu (LDL), triglycerides. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh đái tháo đường nên bổ sung khoảng 20 - 35gr chất xơ mỗi ngày.

Protein

Protein là một chất dinh dưỡng quan trọng, chiếm 1/5 tổng trọng lượng cơ thể. Các loại thực phẩm giàu protein bao gồm: Trứng, cá, thịt đỏ và thịt gà.

Tuy nhiên, người bị đái tháo đường chỉ nên bổ sung protein ở mức độ vừa phải. Bạn cũng không nên ăn nhiều protein có nguồn gốc động vật, thay vào đó bổ sung protein từ đậu nành, đậu lăng, các loại hạt và các sản phẩm từ sữa.

Chất béo

Chất béo, có nhiều trong bơ, dầu thực vật, trứng, thịt, các loại quả hạch… không làm tăng lượng đường huyết, mà ngược lại, chúng làm chậm quá trình tiêu hóa, do đó làm giảm nồng độ đường huyết sau ăn cho người bệnh.

Tuy nhiên, chúng lại có hàm lượng calorie và cholesterol cao: Mỗi gram chất béo cung cấp tới 9 calorie (gấp đôi lượng calorie trong protein hoặc carbohydrate). Ăn nhiều chất béo sẽ khiến người bệnh đái tháo đường dễ bị tăng cân, tăng nguy cơ mắc các biến chứng đái tháo đường trên tim, thận, thần kinh…

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)

Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường giúp giảm và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường trên tim, mắt, thận, thần kinh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng