Nhiều hoạt chất tốt cho xương có trong thực vật và thảo mộc
Bí quyết để xương chắc khỏe ở thời kỳ mãn kinh
Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe xương tuổi mãn kinh?
Podcast: Phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ sau sinh
Bất ngờ với loạt lợi ích khi ăn dứa vào mùa Hè
Vai trò của dược thực phẩm trong dự phòng loãng xương
Loãng xương là hệ quả của sự mất cân đối giữa hai quá trình tạo xương và hủy xương; trong đó mức độ hủy xương cao hơn mức độ tạo xương. Căn bệnh này gia tăng theo tuổi tác, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, nhất là phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Loãng xương gây đau mỏi dọc các xương, gù, tăng nguy cơ gãy xương sau những cú ngã nhẹ.
Biện pháp tiếp cận đầu tiên trong điều trị loãng xương là điều chỉnh các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. Trong đó, bổ sung vitamin D và calci vào chế độ ăn là lựa chọn thường gặp nhất. Ngoài ra, theo nghiên cứu trên tạp chí Frontiers về Dinh dưỡng, còn có nhiều dưỡng chất có nguồn gốc từ thực phẩm, hay dược thực phẩm (nutraceutical) có thể dự phòng tình trạng loãng xương.
Khái niệm “nutraceutical” kết hợp hai từ “nutrient” (chất dinh dưỡng) và “pharmaceutical” (dược phẩm) được dùng cho việc sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thực phẩm hoặc thành phần tự nhiên để ngăn ngừa bệnh lý hoặc hỗ trợ cho các phương pháp điều trị bằng thuốc. Cần phân biệt "nutraceutical" với thực phẩm bổ sung, vốn được điều chế để bổ sung các dưỡng chất dạng cô đặc hoặc chiết xuất vào chế độ ăn.
Theo đó, có 6 nhóm dược thực phẩm với nhiều lợi ích với sức khỏe xương gồm: Khoáng chất, thảo mộc và dưỡng chất thực vật, chế phẩm từ sữa, probiotic và prebiotic, chất béo và melatonin. Bài viết này sẽ đề cập trước hết đến dưỡng chất có nguồn gốc thực vật được chứng minh hỗ trợ phòng ngừa loãng xương.
Các chiết xuất từ thực vật hỗ trợ dự phòng loãng xương
Trong thực vật có chứa những hợp chất tự nhiên có sẵn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe ngoài lợi ích về dinh dưỡng.
Curcumin
Curcumin là polyphenol có trong nghệ, gia vị quen thuộc ở các nước châu Á. Nghiên cứu cho thấy, curcumin có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể ngăn ngừa tình trạng loãng xương thông qua cơ chế loại bỏ các phân tử có hại như các cytokine gây viêm. Curcumin còn ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương – tế bào có trách nhiệm phá vỡ cấu trúc xương, đồng thời tăng cường quá trình tái tạo xương.
Cỏ linh lăng
Cỏ linh lăng có tên khoa học Medicago sativa L, là cây họ đậu phổ biến ở Địa Trung Hải và Tây Á. Trong cỏ linh lăng chứa ipriflavone, một chất có khả năng kích thích nguyên bào xương, ức chế quá trình hủy xương.
Ipriflavone hoạt động như một estrogen thực vật, giúp cân bằng các hiệu ứng sinh lý liên quan đến estrogen như cải thiện hấp thụ calci.
Cỏ ba lá đỏ
Chiết xuất từ cây cỏ ba lá đỏ (Trifolium pratense L) chứa genistein và diadzein. Hai chất này có cấu trúc tương tự estrogen, có thể hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương ở chị em tuổi mãn kinh.
Dương xỉ đuôi ngựa
Cây dương xỉ đuôi ngựa (Equisetum) chứa silica, nhiều chất chống oxy hóa flavonoid và triterpenoid có lợi cho sức khỏe xương.
Trái cây họ cam chanh
Cam, quýt, bưởi… giàu carbohydrate, chất xơ, chất khoáng, vitamin A, E và B. Ngoài ra, các loại quả có múi họ cam chanh đặc biệt giàu chất chống oxy hóa như flavonoid, vitamin C, terpenoid và calci.
Nghiên cứu trên chuột cho thấy, hesperidin và hesperetin, 2 flavonoid trong cam chanh, có thể cải thiện tình trạng loãng xương, tỷ trọng xương và độ dày của xương.
Rau họ cải và hành tỏi
Các hợp chất tự nhiên chứa các nguyên tử lưu huỳnh (OSC) có mặt rộng rãi trong cơ thể chúng ta và môi trường tự nhiên. Trong thực phẩm, rau họ cải và hành, tỏi, hẹ… có hàm lượng OSC áp đảo. OSC có thể kích thích quá trình hình thành và tái tạo mô xương, cải thiện mật độ khoáng xương.
Ngoài ra, với đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, hợp chất OSC trong rau củ quả còn trung hòa các gốc tự do và giảm stress oxy hóa – một yếu tố chính góp phần vào quá trình mất xương.
Trà xanh
Trong trà xanh chứa các hoạt chất thực vật nổi bật như như epicatechin và epigallocatechin. Epigallocatechin-gallate (EGCG) có thể ức chế sự hình thành hủy cốt bào và quá trình tiêu xương, ức chế các chất gây viêm, đồng thời tác động tích cực đến quá trình hình thành xương.
Dâm dương hoắc
Dâm dương hoắc (Herba Epimedii) là dược liệu cổ truyền có nhiều công dụng với sức khỏe sinh lý nam, đồng thời hỗ trợ chống loãng xương. Icariin trong dâm dương hoắc có thể ngăn chặn quá trình mất xương do các yếu tố gây viêm.
Quả mọng
Trong dâu tây, mâm xôi, việt quất và các quả mọng khác chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm, giúp cải thiện quá trình tạo xương.
Resveratrol
Resveratrol là một polyphenol có trong rượu vang đỏ, các loại hạt, nho và quả nam việt quất. Bên cạnh đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, resveratrol còn có tác động kép đối với quá trình tạo xương và hủy xương, duy trì cân bằng trong quá trình tái tạo xương – yếu tố quan trọng trong kiểm soát bệnh loãng xương.
Bình luận của bạn