Ăn rau mầm cỏ linh lăng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn
Rau mầm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng hơn?
Rau mầm bắp cải tím có lợi cho bệnh tim mạch
Top 9 loại ngũ cốc nảy mầm tốt nhất cho sức khoẻ
Ăn rau sống: Lợi ích và tác hại song hành
Rau mầm cỏ linh lăng là gì?
Cỏ linh lăng là cây họ đậu, có nguồn gốc ở Nam và Trung Á, nhưng đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Trước đây, cỏ linh lăng được dùng làm thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, do giàu dinh dưỡng, cỏ linh lăng đã được dùng làm thực phẩm, thậm chí cả dược phẩm. Hạt giống và lá khô của cỏ linh lăng có thể được dùng làm thực phẩm bổ sung, hạt giống cỏ linh lăng nảy mầm được dùng làm thực phẩm.
Những hạt cỏ linh lăng khi gieo từ 3 – 5 ngày sẽ nảy mầm. Khi mầm dài khoảng từ 5 – 7cm thì sẽ thu hoạch được rau mầm cỏ linh lăng. Rau mầm cỏ linh lăng được ưa chuộng bởi chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có thể giúp cải thiện và phòng ngừa nhiều vấn đề sức khỏe.
Rau mầm cỏ linh lăng được ưa chuộng bởi rất giàu vitamin và khoáng chất
Dinh dưỡng trong rau mầm cỏ linh lăng
Theo nghiên cứu, 100gram mầm cỏ linh lăng có chứa:
Calo: 23
Carbohydrate: 2,1gram
Protein: 3,99gram
Chất béo: 0,69gram
Chất xơ: 1,9gram
Vitamin K: 30,5microgam (38% DV - giá trị dinh dưỡng hàng ngày)
Vitamin C: 8,2miligam (14% DV)
Folate: 36microgam (9% DV)
Mangan: 0,2miligam (9% DV)
Đồng: 0,2miligam (8% trăm DV)
Phospho: 70miligam (7% DV)
Magne: 27miligam (7% DV)
Riboflavin: 0,1miligam (7% DV)
Kẽm: 0,9miligam (6% DV)
Sắt: 1 miligam (5% DV)
Thiamine: 0,1miligam (5% DV)
Vitamin A: 155 IU (3% DV)
Có thể kết hợp rau mầm cỏ linh lăng với một số món ăn khác để tăng thêm dưỡng chất
Lợi ích sức khỏe của rau mầm cỏ linh lăng
1. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú
Mầm cỏ linh lăng có chứa isoflavone và phytoestrogen. Những hợp chất này có tác động giống như hormone estrogen trong cơ thể, loại bỏ các gốc tự do gây ung thư vú và làm chậm quá trình lão hóa buồng trứng.
2. Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và mãn kinh
Nhờ hàm lượng vitamin K và phytoestrogen cao, mầm cỏ linh lăng có thể giúp giảm các triệu chứng liên quan đến mãn kinh và kinh nguyệt. Vitamin K giúp đông máu, vì vậy, sẽ giảm nguy cơ mất nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt. Hơn nữa, sự kết hợp của vitamin K và phytoestrogen còn có tác dụng điều chỉnh estrogen, có thể làm giảm thiểu các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ tiền kinh nguyệt và các triệu chứng mãn kinh.
Ăn rau mầm cỏ linh lăng giúp giảm thiểu các triệu chứng tiền kinh nguyệt
3. Ngăn ngừa loãng xương
Nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy mầm cỏ linh lăng chứa vitamin K giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến lão hóa như loãng xương, ung thư, xơ vữa động mạch… Ngoài ra, trong mầm cỏ linh lăng cũng chứa hàm lượng mangan cao, giúp ngăn ngừa các bệnh về xương và chống viêm hiệu quả.
4. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Việc điều chỉnh lượng đường trong máu rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường. Theo nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Dược phẩm Pakistan, mầm cỏ linh lăng có khả năng hạ đường huyết, kiểm soát lượng đường trong máu.
5. Chống oxy hóa
Mầm cỏ linh lăng có nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa còn có thể ngăn ngừa một số bệnh mạn tính. Mầm cỏ linh lăng giúp lợi sữa với những phụ nữ đang cho con bú, hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận và bàng quang, giúp giảm đau dạ dày, hen suyễn và viêm khớp.
6. Ngăn ngừa bệnh tim
Mầm cỏ linh lăng có thể làm giảm nồng độ lipid trong máu, giảm hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Điều này sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
7. Bổ sung vitamin C
Mầm cỏ linh lăng là một trong những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C. Tuy nhiên, vitamin C có thể dễ dàng bị tan trong nước khi nấu chín rau, vì vậy, ăn mầm cỏ linh lăng sống là một cách giúp bổ sung vitamin C tốt hơn là ăn mầm cỏ linh lăng.
BẠN CẦN BIẾT:
Mầm cỏ linh lăng hiện có bán tại một số cửa hàng thực phẩm sạch. Bạn cũng có thể tự mua hạt giống của chúng để tự gieo rau mầm.
Lưu ý: Không phải ai cũng có thể sử dụng mầm cỏ linh lăng, nó có thể khiến tăng huyết áp, dị ứng... Những trường hợp sau không nên dùng cỏ linh lăng: Phụ nữ mang thai, người bị lupus, người mắc các bệnh rối loạn tự miễn, người già và trẻ em có hệ miễn dịch yếu. Những người đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh như thuốc chống đông máu, thuốc trị đái tháo đường... cũng không nên dùng mầm cỏ linh lăng và các chiết xuất từ cỏ linh lăng.
Bình luận của bạn