Rối loạn tiêu hóa dùng men vi sinh hay men tiêu hóa?

Cần phân biệt rõ men vi sinh và men tiêu hóa để tránh “tiền mất, tật mang”

Podcast: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống men vi sinh?

Nên chọn loại probiotics nào trong khi dùng thuốc kháng sinh?

Bổ sung enzyme tiêu hóa có lợi ích gì, khi nào cần bổ sung?

Vì sao trẻ thường mắc bệnh đường tiêu hóa khi chuyển mùa?

Phân biệt men vi sinh và men tiêu hóa

Men vi sinh còn gọi là probiotic hay “vi khuẩn thân thiện” là các chế phẩm chứa các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe. Các lợi khuẩn từ men vi sinh giúp lên men thức ăn, sản xuất acid lactic, acid hóa đường ruột, ngăn cản sự phát triển quá mức của các vi khuẩn có hại. Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, góp phần hạn chế nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, khắc phục loạn khuẩn ruột, giúp hệ miễn dịch đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.

Men tiêu hóa hay còn gọi là enzyme tiêu hóa, khác với men vi sinh ở chỗ men tiêu hóa là men (enzyme) do cơ thể tiết ra để tiêu hoá thức ăn.

Men tiêu hóa hay chính các enzyme tiêu hóa thức ăn được tiết ra ở nhiều bộ phận trong cơ thể để phân chia thức ăn thô thành những phần tử nhỏ hơn, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu và tiêu hóa.

Hậu quả của việc sử dụng men vi sinh và men tiêu hoá sai cách

Chị Nguyễn Minh Huyền (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, cậu con trai 5 tuổi của chị thường xuyên kêu đau bụng, ăn uống khó tiêu, thỉnh thoảng lại táo bón. Khi đó, không nghĩ đến việc cần phải đi thăm khám, chỉ cần ra hiệu thuốc, mua vài ba hộp men vi sinh, men tiêu hóa cho con uống. Nhưng dùng một khoảng thời gian dài vẫn không thấy đỡ, đi khám thì tình hình con chị đã trở nặng.

“Sau một thời gian dài dùng kết hợp men vi sinh và men tiêu hóa, cháu lại có biểu hiện sụt cân. Cháu ăn kém, đau bụng chướng hơi, ợ chua, ăn xong lại nôn trớ, thường xuyên bị sốt…”, chị Huyền chia sẻ.

Trường hợp của chị Huyền không phải là hiếm gặp. Bác sĩ Nguyễn Đức Hậu ( BSCK II, Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ) cho biết: “ Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám với tình trạng con bị tiêu chảy kéo dài, biếng ăn chậm lên cân, loạn khuẩn ruột…do gia đình liên tục thay đổi các loại men vi sinh và men tiêu hóa khác nhau mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.”

 

Bác sĩ Nguyễn Đức Hậu, BSCK II, Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ - Ảnh: suckhoe+

Bác sĩ Nguyễn Đức Hậu, BSCK II, Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ - Ảnh: suckhoe+

Theo bác sĩ Nguyễn Đức Hậu, men vi sinh là một tập hợp vi khuẩn có lợi, trong khi đó, men tiêu hóa là men do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra, giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn. “Mỗi loại men vi sinh hay men tiêu hóa đều chứa các chủng lợi khuẩn khác nhau nên tác dụng điều trị cũng khác nhau. Nếu sử dụng sai mục đích, cũng như lạm dụng đều có thể khiến trẻ phải đối với mặt với các tác dụng phụ không mong muốn.”

Rối loạn tiêu hóa cần bổ sung men vi sinh hay men tiêu hóa hiệu quả?

Men vi sinh được chỉ định khi nhận thấy có sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tỉ lệ vi khuẩn có lợi và có hại bị xáo trộn, thường gặp ở bệnh nhân điều trị kháng sinh kéo dài. Biểu hiện loạn khuẩn ruột là đi ngoài phân sống, đi ngoài ra máu, tiêu chảy, khó tiêu, chướng bụng...

Men tiêu hóa được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân thiếu men tiêu hóa như: người bị ngộ độc thực phẩm, người bị rối loạn lo âu, người dùng bia rượu kéo dài, bệnh nhân dùng thuốc (nhất là kháng sinh)... việc tiết men bị hạn chế, thức ăn không tiêu hóa tốt dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy... Đối với người mới ốm dậy có thể lực yếu nên dùng men tiêu hóa để việc tiêu hóa được bình thường, giúp cơ thể hồi phục nhanh. Trường hợp bệnh nhân hay bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống khó tiêu, việc bổ sung một lượng vừa đủ men tiêu hóa cũng sẽ có lợi cho đường tiêu hóa.

Bác sĩ Hậu kết luận, “Cũng là rối loạn tiêu hóa, nhưng tùy vào các nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn men vi sinh hay men tiêu hoá cho phù hợp.”

Bác sĩ Hậu chỉ ra một số lưu ý khi dùng men vi sinh và men tiêu hóa như sau:

Đối với men vi sinh:

Nên uống men vi sinh nguyên viên dạng viên, nếu men vi sinh dạng bột thì pha với nước đun sôi để nguội. Uống trước bữa ăn chính 30 phút. Sử dụng men vi sinh ít nhất 2 giờ sau khi sử dụng kháng sinh do lúc này lượng acid dạ dày đang ở mức thấp.

Không nên pha men vi sinh với thức ăn, thức uống nóng sẽ làm cho vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt.Phần lớn men vi sinh trên thị trường có trong các loại thực phẩm chức năng như: Antibio, Bio-acimin, Probio, Lactomin… Tuy nhiên, vẫn có nhiều sản phẩm men vi sinh chứa hàm lượng lợi khuẩn cao, vì vậy khi sử dụng phải tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc bác sĩ điều trị để tránh mất cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hoá, gây nên tình trạng loạn khuẩn. Trong trường hợp men vi sinh sử dụng các chủng vi sinh vật không thường trú trong ruột (như dạng bào tử và nấm men) thì không được sử dụng lâu dài.

Đối với men tiêu hóa:

Nếu lạm dụng và dùng kéo dài men tiêu hóa sẽ gây tác dụng ngược do lượng men tiêu hóa được cung cấp từ bên ngoài quá nhiều sẽ gây ức chế các tuyến bên trong cơ thể, dẫn đến giảm tiết men tiêu hóa nội sinh. Men tiêu hóa trên thị trường hiện có các loại men chứa các thành phần như: pepsin, trypsin, pancreatin... hoặc có cả alpha-amylase và papain. Tuy nhiên, cần lưu ý khi uống các men tiêu hóa không được dùng chung với thuốc kháng acid (thuốc trị viêm – loét dạ dày, thực quản, tá tràng nói chung) vì sẽ vô hiệu hóa tác dụng của men.

 
Đào Dung
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa