Phân biệt co giật do sốt và co giật do động kinh

Sốt cao, co giật là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ

Chế độ ăn dành cho bệnh nhân động kinh

Bệnh động kinh - chẩn đoán như thế nào?

Bệnh nhân động kinh cần chuẩn bị gì khi đi khám?

Người lớn tuổi mắc bệnh động kinh ngày càng nhiều

Cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm của bệnh động kinh

Phân loại co giật do sốt

Co giật do sốt đơn thuần: Cơn co giật toàn thể, cơn co cứng - co giật có thời gian dưới 15 phút.

Co giật do sốt phức tạp: Co giật do sốt được gọi là co giật do sốt phức tạp khi có một trong các biểu hiện co giật cục bộ, thời gian co giật có thể kéo dài trên 15 phút, bệnh nhi không phục hồi hoàn toàn chức năng hệ thần kinh trong vòng 1 giờ, liên tục tái phát các cơn co giật trong thời gian bị sốt.

Trạng thái động kinh do sốt: Là những cơn co giật kéo dài trên 30 phút.

Một số trẻ có thể xuất hiện cơn co giật trong quá trình mắc một bệnh viêm nhiễm cấp tính (ví dụ như viêm dạ dày) mà không bị sốt. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị co giật do sốt cao cần cẩn trọng với tình trạng nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. 

Co giật do sốt cao có phải là bệnh động kinh?

Co giật do sốt cao là cơn co giật xuất hiện khi có đợt sốt cao trên 38 độ C (đo nhiệt độ hậu môn), do nhiễm khuẩn hoặc virus nhưng không có tổn thương ở não cũng như không có rối loạn chuyển hóa. Co giật do sốt cao không đồng nghĩa với động kinh, do đó cần phân biệt giữa co giật do sốt cao và bệnh động kinh. Trong trường hợp co giật do sốt, cơn giật chỉ xuất hiện khi có sốt cao, cơn thường ngắn, tạm thời và không có biến chứng, có thể có một cơn duy nhất hoặc vài cơn tùy từng trường hợp. Ngược lại, ở bệnh nhân động kinh, một số cơn đầu tiên xuất hiện khi sốt nhưng những cơn sau đó xuất hiện ngay cả khi không sốt.

Khi nào co giật do sốt có nguy cơ phát triển thành động kinh?

Nguy cơ phát triển thành động kinh sau co giật do sốt là rất thấp ở trẻ nhỏ, xong trẻ vẫn có thể bị động kinh khi có các yếu tố nguy cơ như gia đình có người bị động kinh, trẻ mắc các bệnh thần kinh, bệnh lý ở não, cơn co giật do sốt đơn thuần hay phức tạp… Trẻ bị co giật do sốt đơn thuần có nguy cơ mắc bệnh động kinh là 21%, trong khi đó trẻ bị co giật do sốt phức tạp có đến 49% nguy cơ mắc bệnh động kinh.

Không phải tất cả các bệnh nhân có cơn co giật đều được chẩn đoán là động kinh. Động kinh là rối loạn có đặc điểm là từ 2 hoặc nhiều cơn co giật tự phát do tổn thương não. Vì thế có một cơn co giật kiểu động kinh thì chưa được gọi là động kinh.

Không phải tất cả các bệnh nhân có biểu hiện ngất, các vận động bất thường ở chi hoặc các cơn co giật toàn bộ đều là các cơn co giật động kinh. Các cơn ngất thường hay nhầm với cơn động kinh.

Các bệnh khác cũng có thể nhầm với cơn co giật động kinh như cơn co giật kiểu tâm thần, rối loạn vận động, loạn nhịp tim, hạ huyết áp tư thế, cơn Migraine, rối loạn giấc ngủ, thiếu máu não thoáng qua, mất thị lực toàn bộ thoáng qua. Chẩn đoán động kinh đôi khi gặp nhiều khó khăn vì triệu chứng của động kinh và các bệnh khác tương tự nhau nên bác sỹ sẽ phải tiến hành ghi điện não nhiều lần hoặc theo dõi bằng điện não video.

Động kinh là căn bệnh mạn tính, cần phải điều trị trong thời gian dài, song không có nghĩa là không thể chữa khỏi do đó bạn cần lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thật tốt, chú trọng vào việc cung cấp chất dinh dưỡng cũng như tránh xa các yếu tố gây bệnh, tránh tái phát. Hiện nay, sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh động kinh được nhiều người quan tâm. Bởi thực phẩm chức năng là sản phẩm được kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại giúp làm giảm các triệu chứng của cơn động kinh như co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc, giúp người bệnh động kinh sớm hồi phục sức khỏe  và hòa nhập với cộng đồng.

Gia Hân H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh