Người bệnh đái tháo đường có ăn được tôm không?

Liệu ăn tôm có ảnh hưởng tới việc kiểm soát bệnh đái tháo đường?

Làm sao khắc phục biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường?

Thuốc điều trị đái tháo đường nên uống trước ăn hay sau ăn?

Mới phát hiện đái tháo đường, đường huyết lên đến 14 phải làm sao?

Tê buốt bàn tay ban đêm do đái tháo đường, điều trị như thế nào?

Trên thực tế, người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn tôm với lượng vừa phải. Dưới đây là một số lợi ích của tôm cho người bệnh đái tháo đường, cũng như một vài điều bạn cần lưu ý khi ăn tôm để kiểm soát đường huyết tốt hơn:

Lợi ích của tôm cho người bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường thường gặp khó khăn trong việc trong việc xử lý đường huyết. Nguyên nhân là bởi cơ thể không sản sinh đủ hoặc không sử dụng hiệu quả insulin - hormone phụ trách việc đưa đường glucose vào các tế bào. Về lâu dài, điều này có thể khiến đường huyết tăng cao khó kiểm soát.

Ăn tôm ở lượng vừa phải giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn

Một yếu tố góp phần khiến đường huyết tăng cao là do màng tế bào bị cứng lại do acid béo omega-3 lành mạnh bị thay thế bởi các chất béo chuyển hóa. Ăn tôm có thể giúp khắc phục tình trạng này, từ đó giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Tôm giàu protein, ít chất béo: 85gr tôm chỉ chứa 84 calorie. Trong đó, 10% lượng calorie tới từ chất béo và 90% còn lại tới từ protein.

Tôm giàu acid béo omega-3 dễ hấp thụ: Acid béo omega-3 trong tôm được cơ thể hấp thụ dễ dàng, từ đó giúp khôi phục cấu trúc của màng tế bào trong cơ thể.

Trên thực tế, acid béo omega-3 có nguồn gốc động vật được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn nhiều so với acid béo omega-3 có nguồn gốc thực vật. Nguyên nhân là bởi cơ thể sẽ phải chuyển đổi acid béo omega-3 có nguồn gốc thực vật trước khi có thể hấp thụ chúng. Không may là tỷ lệ chuyển đổi thành công khá thấp, chỉ khoảng 1/10 và tỷ lệ này còn thấp hơn nữa ở người bệnh đái tháo đường.

Chưa hết, acid béo omega-3 trong tôm được đánh giá tốt hơn so với acid béo omega-3 trong nhiều loại cá béo. Nguyên nhân là do cấu trúc phân tử của acid béo omega-3 trong tôm được các tế bào trong cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.

Người bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn tôm với lượng vừa phải

Dù tôm có nhiều lợi ích cho người bệnh đái tháo đường, bạn vẫn không nên ăn quá nhiều tôm vì chúng có hàm lượng cholesterol khá cao. Cụ thể, 99gr tôm có chứa 200mg cholesterol, mức khuyên nghị hàng ngày cho những người có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, trong đó có người bệnh đái tháo đường.

Do đó, để có chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn tôm 1 lần mỗi 1 - 2 tuần. Mỗi lần bạn có thể ăn từ 85 - 113gr tôm.

Bạn cũng nên tránh chế biến tôm bằng cách chiên, xào nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, hãy ăn tôm hấp, nướng… để kiểm soát bệnh đái tháo đường tốt hơn.

Vi Bùi H+ (Theo Hacks4lives)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.

Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…

Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng