Chớ chủ quan với hiện tượng gù lưng
Hợp chất zeaxanthin có khả năng chống ung thư và loãng xương
6 cách giúp phụ nữ cải thiện mật độ xương sau mãn kinh
Vấn đề sức khỏe phụ nữ thường gặp sau tuổi 40 và cách kiểm soát
Cường giáp có thể gây nguy hiểm cho xương
Gãy xương nhiều lần
Đây là tình trạng xương gãy nhiều lần trong một thời gian tương đối ngắn mặc dù không có chấn thương mạnh. Gãy xương liên quan đến loãng xương thường xảy ra ở một số khu vực cụ thể, gọi là vùng xương dễ gãy. Thường gặp nhất là tại cột sống, hông, cổ tay, vai và xương chậu.
Giảm chiều cao
Cột sống được tạo thành từ các đốt sống xếp chồng lên nhau, được ngăn cách bởi các đĩa đệm. Những đĩa đệm này hoạt động như bộ giảm xóc và hỗ trợ sự vận động linh hoạt của cơ thể.
Tuy nhiên, do các yếu tố như lão hóa hoặc loãng xương, các đĩa đệm này có thể bị mất chất lỏng và trở nên mỏng hơn. Khi loãng xương, xương sẽ dần xốp và yếu hơn, dẫn đến giảm khối lượng và mật độ xương. Các đốt sống cũng dần yếu đi, chúng có thể bị đè nén hoặc sụt xuống dưới áp lực bình thường hoặc thậm chí chỉ là sau chấn thương nhẹ. Điều này dẫn đến giảm chiều cao.
Thông thường, quá trình thu hẹp này diễn ra dần dần trong vài năm hoặc vài thập kỷ. Bạn có thể không nhận ra điều này ngay, trừ khi bạn so chiều cao hiện tại với trước đó.
Gù lưng
Khi bệnh loãng xương tiến triển, các đốt sống bị suy yếu theo thời gian, người bệnh dần dần có hiện tượng phần trên của cột sống cong về phía trước, được gọi là chứng gù cột sống (kyphosis) hay quá ưỡn cột sống cổ (dowager’s hump).
Đau lưng
Đau lưng cũng là một trong các dấu hiệu loãng xương. Nếu bạn bị đau lưng thường xuyên hoặc dai dẳng mà không rõ nguyên nhân, bạn nên thăm khám để được bác sĩ xác định nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp. Chủ quan với dấu hiệu này có thể dẫn đến các biến chứng hoặc triệu chứng nặng hơn về sau.
Móng giòn và dễ gãy
Một trong những dấu hiệu cảnh báo loãng xương ít được biết đến là móng giòn và dễ gãy. Loãng xương không chỉ ảnh hưởng đến xương mà còn ảnh hưởng đến các mô liên kết khắp cơ thể, trong đó có móng. Ngoài ra, móng tay yếu và dễ gãy đôi khi cho thấy cơ thể đang thiếu hụt dinh dưỡng hoặc mất cân bằng nội tiết tố có liên quan đến chứng loãng xương.
Vì vậy, nếu nhận thấy móng tay trở nên mỏng, yếu và dễ gãy, đây có thể là dấu hiệu bạn đang bị mất mật độ xương và cần thăm khám bác sĩ.
Tụt nướu và mất răng
Khi loãng xương ảnh hưởng đến xương hàm, nó có thể để lại một số hệ lụy về răng miệng, đặc biệt là vấn đề về nướu. Xương hàm suy yếu sẽ làm mất dần sự nâng đỡ cho răng, khiến răng bị lung lay và nướu bắt đầu tụt xuống. Nướu bị tụt không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm lộ vùng chân răng nhạy cảm. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng, thường thấy là tình trạng răng nhạy cảm (ê buốt răng), dễ bị sâu răng và nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, khi xương hàm yếu đi do loãng xương, răng dần mất đi sự nâng đỡ, khiến chúng bị lung lay, thậm chí là mất răng.
Lực cầm nắm kém
Lực cầm nắm đồ vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khối lượng cơ, sự ổn định của khớp và mật độ xương. Loãng xương dẫn đến giảm mật độ xương và xương yếu đi, ảnh hưởng đến lực cầm nắm. Nếu theo dõi thấy lực cầm nắm kém đi bất thường, bạn cũng nên đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe xương.
Đau nhức xương thường xuyên
Đau xương do loãng xương có thể biểu hiện khác nhau giữa mỗi người. Một số người cảm thấy khó chịu nhiều hoặc đau nhức toàn thân, những người khác lại cảm thấy đau cục bộ ở các vùng cụ thể như lưng, hông, cổ tay hoặc đầu gối. Những cơn đau thường dai dẳng, âm ỉ và đau nhói, thậm chí đau có thể tăng lên khi di chuyển hoặc khi có áp lực.
Nguyên nhân chính gây đau nhức xương ở những người bị loãng xương là do những thay đổi cấu trúc xương. Khi mật độ xương giảm do mất calci và các khoáng chất khác, các vết nứt nhỏ phát triển bên trong xương, dẫn đến viêm và gây đau.
Bình luận của bạn