Cường giáp có thể gây nguy hiểm cho xương

Nguy cơ loãng xương, gãy xương ở người bệnh cường giáp

Lời khuyên duy trì sức khỏe xương sau tuổi 40

Tiêu chí xây dựng chế độ ăn uống giúp xương chắc khỏe

Cách điều trị loãng xương thế nào?

7 điều bạn không nên làm sau tuổi 55 giúp nâng cao tuổi thọ

7 điều bạn không nên làm sau tuổi 55 giúp nâng cao tuổi thọ

Bị u tuyến giáp kiêng ăn gì để nhanh chóng cải thiện bệnh?

Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp trong cơ thể sản xuất hormone tuyến giáp quá mức, làm tăng quá trình trao đổi chất, dẫn đến giảm cân đột ngột và các dấu hiệu khác.

Nếu không được điều trị, cường giáp có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhịp tim không đều, huyết áp tăng vọt, các vấn đề liên quan đến tim, vấn đề vô sinh. Ngoài ra, cường giáp còn có thể gây ra các vấn đề liên quan đến thị giác, dẫn đến nhìn đôi (song thị), nhức mắt và nhạy cảm với ánh sáng.

Cường giáp và sức khỏe của xương

Cường giáp có thể ảnh hưởng đáng quan ngại đến sức khỏe xương. Tuyến giáp hoạt động quá mức không chỉ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất mà còn làm tăng tốc độ mất mật độ khoáng của xương.

Tốc độ gia tăng này có thể khiến cơ thể khó tiếp tục tạo xương mới, dẫn đến tăng nguy cơ loãng xương. Quá trình này không diễn ra trong "một sớm một chiều", do đó việc chẩn đoán kịp thời có ý nghĩa quan trọng.

Loãng xương là căn bệnh thầm lặng, tiến triển âm thầm mà không có dấu hiệu rõ ràng. Người bệnh thường sẽ không biết mình đang gặp vấn đề về xương cho đến khi bị chấn thương. Thậm chí việc ngã nhẹ cũng có thể dẫn đến gãy xương nghiêm trọng.

Lưu ý dấu hiệu cường giáp

Lo lắng, mệt mỏi có thể là dấu hiệu bệnh cường giáp

Lo lắng, mệt mỏi có thể là dấu hiệu bệnh cường giáp

Một số dấu hiệu điển hình của tuyến giáp hoạt động quá mức gồm: Giảm cân, lo lắng, bồn chồn, khó chịu, nhạy cảm với nhiệt, đánh trống ngực, yếu, run tay, khó ngủ. 

Đôi khi, người bệnh cũng có thể phát triển bướu ở cổ do cường giáp. Da mỏng và tóc dễ gãy cũng có thể là triệu chứng cường giáp, nhưng có thể khó xác định ở người cao tuổi. Do đó, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng. Nếu nhận thấy có một số dấu hiệu trên bạn cần đến thăm khám bác sĩ.

Biotin có thể không cho kết quả xét nghiệm chính xác

Xét nghiệm máu để kiểm tra tuyến giáp có thể cho kết quả sai ở những người dùng biotin - chất bổ sung được nhiều người sử dụng để nuôi dưỡng tóc và móng tay hoặc được tìm thấy trong vitamin tổng hợp. Vì vậy, bạn nên cho bác sĩ biết nếu đang dùng biotin để đảm bảo kết quả xét nghiệm được đánh giá đúng.

 
Nguyễn Thanh
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp