Làm thế nào để cân bằng nội tiết tố nữ?
4 cách thông minh giúp phụ nữ chăm sóc sức khỏe
Hormone ảnh hưởng thế nào đến làn da?
Nguyên nhân phổ biến gây mất cân bằng nội tiết tố ở nữ
Ăn uống thế nào để cân bằng hormone?
Dấu hiệu mất cân bằng estrogen thường gặp
- Kinh nguyệt không đều và trễ kinh
- Đau khi quan hệ tình dục
- Giảm ham muốn tình dục
- Thay đổi tâm trạng và các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt - PMS (về thể chất gồm: Đau bụng, căng tức bụng dưới, đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng, sưng và cương ngực...; Về tâm lý gồm: Dễ cáu kỉnh, căng thẳng, trầm cảm, khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ, thèm ăn...).
- Bốc hỏa
- Tăng cân
- Mệt mỏi
- Đổ mồ hôi đêm
Cách cân bằng lượng estrogen một cách tự nhiên
Đảm bảo đủ protein
Protein là chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể giúp thúc đẩy sự trao đổi chất, tăng cường sức mạnh cho các cơ, hỗ trợ các hormone thiết yếu. Cung cấp đủ protein sẽ thúc đẩy các hormone peptide - có tác dụng điều chỉnh cơn đói và ngăn ngừa ăn quá nhiều, giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý. Nếu các xét nghiệm liên tiếp cho thấy bạn có mức estrogen bất thường, thì nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống hợp lý.
Quản lý cân nặng
Thừa hoặc thiếu cân đều có thể gây mất cân bằng nội tiết tố. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, béo phì dẫn đến giảm mức các hormone sinh sản như estrogen và testosterone. Điều này có thể cản trở quá trình rụng trứng ở phụ nữ và có thể dẫn đến vô sinh. Ăn không kiểm soát và lười vận động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản và tình dục. Để tránh điều này, bạn nên tập thể dục thường xuyên và áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng.
Sức khỏe đường ruột
Hệ vi sinh đường ruột gồm nhiều vi khuẩn khác nhau. Trong đó, các lợi khuẩn giúp kiểm soát quá trình tiêu hóa và miễn dịch. Điều này cũng ảnh hưởng đến nội tiết tố. Sự mất cân bằng của sức khỏe đường ruột do các vi khuẩn có hại có thể gây tăng cân, kháng insulin và viêm, ảnh hưởng đến nồng độ hormone estrogen.
Để duy trì đường ruột khỏe mạnh, bữa ăn nên có thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước để hỗ trợ đào thải độc tố. Cố gắng hạn chế thực phẩm không lành mạnh như chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường và muối...
Theo dõi lượng đường ăn uống
Lượng đường dư thừa trong cơ thể là "kẻ thù" đối với sức khỏe nói chung. Ăn lượng đường vừa phải giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường và béo phì - cả hai đều cản trở sự cân bằng nội tiết tố. Vì vậy, hãy cố gắng tránh sự "cám dỗ" của đồ uống và các thực phẩm nhiều đường.
Kiểm soát căng thẳng
Mức độ căng thẳng và sự thiếu ngủ có mối liên hệ trực tiếp với nhau và đều ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong cơ thể, dẫn đến giảm ham muốn tình dục hoặc khô âm đạo. Bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo có giấc ngủ chất lượng và bổ sung các thực phẩm giúp nâng cao tâm trạng.
Bình luận của bạn