Dấu hiệu sớm của chứng tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi

Tỷ lệ chẩn đoán trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng

Chứng tự kỷ ngày càng phổ biến

Chứng tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh, đặc trưng bởi những khiếm khuyết về giao tiếp và tương tác xã hội, đồng thời kèm theo các mẫu hình hành vi, sở thích rập khuôn, giới hạn. 

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng này. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, có nhiều yếu tố góp phần vào việc hình thành chứng tự kỷ ở trẻ bao gồm: Di truyền (khoảng 80% rối loạn phổ tự kỷ xuất hiện do gene di truyền); Phối hợp với một số bệnh lý và rối loạn khác đi kèm. Ngoài ra, yếu tố môi trường, tuy ít chiếm ảnh hưởng, nhưng cũng được ghi nhận: Người mẹ thường xuyên tiếp xúc với nhiều chất độc hại như khói thuốc lá, rượu bia, ma túy... trong thai kỳ làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra.

Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số người tự kỷ ở Việt Nam đang có xu hướng tăng với khoảng 1 triệu trường hợp (trong tổng số 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên); Trẻ tự kỷ chiếm khoảng 1% số trẻ được sinh ra hằng năm.

Dấu hiệu phát hiện sớm trẻ mắc chứng tự kỷ

Chẩn đoán tự kỷ và can thiệp kịp thời đem lại hiệu quả cải thiện về khả năng ngôn ngữ và chức năng xã hội cho trẻ sau này

Chẩn đoán tự kỷ và can thiệp kịp thời đem lại hiệu quả cải thiện về khả năng ngôn ngữ và chức năng xã hội cho trẻ sau này

Tự kỷ gây ra các khiếm khuyết hành vi đặc trưng trong 3 lĩnh vực: Tương tác xã hội; Giao tiếp bằng lời và không lời; Hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại. Những biểu hiện bất thường về hành vi đi kèm theo tình trạng thoái lui ngôn ngữ nghiêm trọng ở trẻ (trẻ quá chậm nói so với tuổi hoặc trẻ bị mất hẳn kỹ năng ngôn ngữ) được xem là những dấu hiệu cảnh báo sớm gợi ý cho cha mẹ và thầy cô giáo nhận diện rất có khả năng trẻ bị mắc chứng tự kỷ, nhất là trẻ trong độ tuổi từ 18 – 24 tháng tuổi.

Các dấu hiệu báo động tự kỷ ở trẻ dưới 24 tháng

  • Không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi;
  • Không có cử chỉ biểu lộ sự quan tâm xung quanh khi 12 tháng tuổi như: Chỉ ngón tay, vẫy tay mừng khi gặp người thân, bắt tay, tiếp xúc mắt, cười đáp với người quen…
  • Không nói được dù chỉ là một từ đơn khi 16 tháng;
  • Không tự nói câu 2 từ khi 24 tháng;
  • Mất kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Tổ chức Australia SA về người tự kỷ cũng đưa ra một số dấu hiệu sớm ở trẻ mắc rối loạn này như: Đi nhón gót chân, gặp khó khăn khi thực hiện các chỉ dẫn bằng lời, khả năng bắt chước hạn chế, không sẵn lòng chia sẻ đồ vật hoặc tham gia chơi cùng người khác…

Bảng kiểm M-CHAT (Modified-Checklist for Autism in Toddlers)

Việc tầm soát tự kỷ theo công cụ M-CHAT với 23 câu hỏi then chốt nhằm giúp phụ huynh có thể tự đánh giá xem trẻ nhà mình có khả năng mắc rối loạn phổ tự kỷ hay không để sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế sàng lọc kịp thời. Những câu hỏi nhận diện như sau:

Empty

Tự kỷ là một phổ rộng và là dạng khuyết tật cực kỳ phức tạp, gây ra một số khó khăn trong giao tiếp và cuộc sống của người mắc. Trẻ mắc chứng tự kỷ được phát hiện sớm và trị liệu vào giai đoạn trẻ 24 tháng tuổi là thời điểm dễ can thiệp nhất. Nhờ đó, trẻ có thể sớm nhận được trị liệu và giáo dục đặc biệt để hòa nhập tốt hơn.

Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), tất cả trẻ em nên được sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ vào 18 và 24 tháng tuổi. Phụ huynh nên đưa trẻ thăm khám định kỳ tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi uy tín như: Khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương; Khoa Tâm lý của Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM).

 

Cha mẹ cần chú ý dấu hiệu tự kỷ ở trẻ 12 - 18 tháng

Tìm ra hình thức trị liệu hiệu quả nhất cho trẻ tự kỷ

Cách cải thiện tiêu hóa cho trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ?

Mẹ ốm nghén nặng có thể làm tăng nguy cơ sinh con bị tự kỷ?

Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ