Đau lưng, mỏi cổ: Coi chừng tổn thương cột sống

Đau vùng thắt lưng hoặc vùng cổ là các triệu chứng dễ nhận thấy nhất của thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống do ngồi nhiều, vận động mạnh

Có nên điều trị thoái hóa cột sống bằng rượu tỏi?

Thoái hóa cột sống vì smart phone

Tổn thương cột sống: Dễ gặp
Theo TS. Kenneth Hansraj, cột sống là một trục đỡ của cơ thể giúp chúng ta có thể gấp, uốn người, vặn mình, nhờ đó chúng ta mới hoạt động linh hoạt. Nó được ví như trụ của một tòa nhà nâng đỡ toàn bộ cơ thể, giúp cho hệ vận động được thực hiện một cách bình thường.
Cột sống cũng là nơi dễ bị tổn thương nhất do những tác động của quá trình sinh hoạt, làm việc hàng ngày mà điển hình là những ảnh hưởng tới đốt sống cổ và lưng. Đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng đóng vai trò rất quan trọng trong hệ vận động của con người. Sự khỏe mạnh của hai đốt sống này chính là lời đảm bảo giúp con người thực hiện các động tác như: Cúi, ngửa, nghiêng, xoay, gấp… Hai đoạn cột sống này dễ bị tổn thương nhất bởi nó phải gánh trọng tải rất lớn: Đốt sống cổ gánh trọng tải của đầu, đốt sống thắt lưng mang trọng lượng toàn bộ nửa trên cơ thể. Do đó mà những ảnh hưởng tác động từ môi trường tới cột sống sẽ gây ảnh hưởng nghiên trọng tới đốt sống cổ và lưng, làm tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống.
Đau lưng, mỏi cổ thường gặp ở giới nhân viên văn phòng
Những ảnh hưởng khi cột sống bị suy yếu, đặc biệt là hiện tượng đau đốt sống cổ và thắt lưng sẽ gây trở ngại cho toàn bộ hệ thống thần kinh, dẫn đến một loạt các vấn đề về sức khỏe như đau lưng, đau cơ, tê liệt toàn thân, khó vận động các chi, hệ hô hấptiêu hóa suy yếu và khả năng kiểm soát của của ruột và bàng quang cũng suy giảm. Vậy phải làm sao để hạn chế được những ảnh hưởng này đến hệ vận động?
Bảo vệ cột sống hiệu quả?
Bạn có thể bảo vệ cho cột sống của mình bằng những lưu ý dưới đây:
Luôn giữ cơ thể ở tư thế đúng: Việc thường xuyên đi, đứng, ngồi ở tư thế sai lệch quá mức sẽ gây tê mỏi các hệ cơ xung quanh cột sống, dẫn đến tình trạng đau lưng, giãn dây chằng, đau cột sống kéo dài. Bởi vậy việc điều chỉnh các thói quen sinh hoạt hàng ngày là cách tốt nhất để bảo vệ cột sống của bạn.
Bổ sung calci và các hoạt chất tốt từ thực phẩm
Ngủ đủ giấc và đúng tư thế để cột sống khỏe: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người thiếu ngủ dễ bị đau lưng và các bệnh về cột sống cổ hơn những người ngủ đủ giấc. 1/3 cuộc đời chúng ta dành thời gian cho giâc ngủ bởi vậy những ảnh hưởng của tư thế ngủ là rất lớn. Tư thế ngủ đúng là tư thế thẳng, gối đầu thấp vì tư thế này ít tạo áp lực lên cột sống nhất. Tránh tiếp xúc với bất kỳ thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, nhất là tivi và điện thoại di động.
Thở bụng để tăng tính đàn hồi của dây thần kinh cột sống: Khi hít sâu, thở ra thật chậm và từ từ ép sát bụng dưới vừa có tác dụng xoa bóp nội tạng, thúc đẩy khí huyết đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, cả những nơi mà trong điều kiện hít thở bình thường khó đạt đến. Nhờ vậy mà hệ thống cơ hoành, cơ ngực, cơ hông và các cơ vùng đáy chậu đều hoạt động tích cực khi thở bụng.
Ngoài ra, việc thực hiện thở bụng nhiều lần trong ngày có thể cải thiện tư thế và sức khỏe cột sống vì hít thở bụng sâu tăng độ nhanh nhạy và sự đàn hồi của dây thần kinh cột sống, giúp giảm đau và tạo cảm giác thư giãn, thoải mái.
Tập luyện vừa sức giúp xương chắc khỏe hơn
Tăng cường tập luyện: Thể dục thể thao đúng cách như bơi lội trong nước nóng, tắm bùn nóng, tắm suối khoáng nóng tập các bài tập đơn giản tốt cho cột sống. Việc tập luyện thường xuyên không những làm cho xương chắc khỏe mà còn làm cho cột sống dẻo dai chống lại các bệnh xương khớp.
Vận động đúng cách, khi mang vác phải phù hợp, không được quá sức và phải đảm bảo đúng tư thế để tránh tổn thương gây viêm hay chệch khớp.
Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho xương như calci, sắt, kẽm … giúp đỡ trong việc ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.

Việc sử dụng TPCN giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp, hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, việc sử dụng TPCN kết hợp với thuốc điều trị cần có sự tư vấn của thầy thuốc chuyên khoa.


Khánh Hạ (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp