Nên hay không nên đi chân trần ở nhà?

Đi chân trần mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ

Mụn cóc ở lòng bàn chân tái phát phải điều trị thế nào?

Đau gót chân và bàn chân chữa thế nào?

Mụn cóc ở lòng bàn chân, bàn tay chữa thế nào?

Cách phòng biến chứng bàn chân cho người bệnh đái tháo đường?

Triệu chứng của viêm khớp bàn chân bạn cần biết

Đi chân trần rất tốt cho sức khoẻ…

Theo định nghĩa từ điển Cambridge và nhận định chung của các chuyên gia y khoa, đặc biệt là các bác sĩ chuyên khoa xương khớp và da liễu, hành động “đi chân trần” được hiểu là trạng thái không mang bất kỳ vật nào bao bọc đôi chân. Theo đó, TS. Robert Conenello đồng thời là tác giả của nhiều chương trình y học thể thao tại Mỹ, đã cho rằng việc thường xuyên đi chân trần được xem là một cách hiệu quả để tăng cường sức khỏe đôi chân. Để bàn chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất sẽ giúp kích thích và củng cố các cơ bàn chân. Những cơ này không chỉ hỗ trợ cho việc di chuyển mà còn có liên quan mật thiết đến tư thế và thăng bằng của cơ thể. Việc mất đi sự dẻo dai của các cơ bàn chân có thể gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đồng tình với ý kiến trên, TS. Hannah Kopelman – chuyên gia về ung thư da tại Đại học Boston (Mỹ) cũng cho rằng, hành động đơn giản này không chỉ cho phép làn da ở lòng bàn chân được thông thoáng, giảm nguy cơ mắc các bệnh như nấm da chân mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe tổng thể đáng kể.

Bên cạnh đó, việc tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt khác nhau thông qua lòng bàn chân sẽ kích thích các giác quan, tạo ra hiệu ứng tương tự như một liệu pháp phản xạ học. Điều này góp phần vào quá trình thư giãn, giảm căng thẳng và tăng cường sự tập trung.

Đi chân trần giúp bàn chân được thở bởi lẽ, lòng bàn chân là nơi chứa nhiều huyệt đạo có liên quan tới lục phủ ngũ tạng.

Đi chân trần giúp bàn chân được "thở" bởi lẽ, lòng bàn chân là nơi chứa nhiều huyệt đạo có liên quan tới lục phủ ngũ tạng.

Nhưng vẫn tiềm ẩn một số rủi ro

Đi chân trần trong nhà dù mang lại cảm giác thoải mái nhưng tiềm ẩn nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng có mặt trên sàn nhà. Theo nghiên cứu của TS. Kopelman, bụi bẩn, lông thú nuôi và thậm chí cả dư lượng hóa chất tẩy rửa có thể gây ra các phản ứng không mong muốn, đặc biệt đối với những người sở hữu làn da nhạy cảm hoặc mắc các bệnh lý về da như viêm da tiếp xúc hay bệnh chàm.

TS. Conenello cũng chia sẻ quan điểm tương tự về nguy cơ nhiễm nấm trong môi trường ẩm ướt. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng việc duy trì vệ sinh sạch sẽ cho sàn nhà có thể giúp giảm đáng kể những rủi ro này. Ngoài ra, việc đi chân trần tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây đau đớn khác như trơn trượt, va chạm với vật cứng sắc nhọn, dẫn đến các vết thương có thể gây nhiễm trùng. Đặc biệt, những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc có vấn đề về tuần hoàn máu cần hết sức lưu ý vì ngay cả những tổn thương nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, TS. Kopelman nhấn mạnh rằng, mặc dù đi chân trần mang lại một số lợi ích cho cơ bắp nhưng lặp đi lặp lại hành động này trên các bề mặt cứng có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. Cụ thể, nó có thể dẫn đến tình trạng mỏi chân mạn tính hoặc nghiêm trọng hơn là viêm cân gan chân – một bệnh lý viêm nhiễm ảnh hưởng đến mô liên kết giữa xương gót chân và các ngón chân. Thiếu đi lớp đệm bảo vệ trong thời gian dài sẽ tạo ra áp lực quá mức lên các khớp, đặc biệt là đối với những cá nhân đã có tiền sử các vấn đề về bàn chân hoặc khớp.

Và đôi lúc cần phải đi giày hoặc tất

Mặc dù việc đi chân trần mang lại nhiều lợi ích nhưng TS. Conenello vẫn khuyến nghị, nên sử dụng dép mềm đi trong nhà khi đứng lâu như nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa... Ông giải thích rằng việc tập trung trọng lượng lên một vùng nhất định của trong thời gian dài có thể gây áp lực quá lớn lên bàn chân. Tất là một lựa chọn thay thế, tuy nhiên nếu đi quá lâu, lớp vải của tất sẽ làm giảm sự tiếp xúc trực tiếp giữa bàn chân và mặt đất, từ đó làm giảm các lợi ích của việc đi chân trần.

Nhìn chung, đi chân trần trong nhà là một thói quen tốt, đặc biệt trên sàn sạch sẽ. Tuy nhiên, những người mắc các bệnh về da, đái tháo đường, thần kinh hoặc tuần hoàn kém nên thận trọng hơn – TS. Kopelman chia sẻ.

 
Hà Chi (Theo HuffPost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp