Việc đi giày quá chật không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
Tập luyện, sinh hoạt ra sao để giảm đau đầu gối khi đi bộ?
Đi bộ tập thể dục sao cho hiệu quả?
Số bước đi bộ mỗi ngày giúp phòng ngừa 13 loại ung thư
10 sai lầm phổ biến khi đi bộ bạn nên tránh
Theo bác sĩ Jeffrey Fleming, chuyên gia y học thể thao tại Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh (Mỹ), khi chúng ta đứng lâu, đi bộ hay chạy bộ, bàn chân có xu hướng sưng lên một chút. Ông giải thích rằng đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường do tác động của trọng lực khiến dịch tích tụ ở chi dưới, xảy ra ở mọi lứa tuổi và cấp độ vận động. Mặc dù mức độ sưng ở mỗi người là khác nhau, việc lựa chọn giày phù hợp trở nên cực kỳ quan trọng nếu bạn thường xuyên gặp phải hiện tượng này.
Bà Liz Pagonis, Giám đốc Marketing của cửa hàng đồ thể thao Philadelphia Runner tại Mỹ, cũng bổ sung rằng thời tiết nóng ẩm là một yếu tố làm tăng nặng tình trạng này, tương tự như hiện tượng sưng tay khi trời nóng. Hiện tượng này cũng đặc biệt phổ biến ở những người phải hoạt động liên tục trong thời gian dài như đi bộ đường dài, leo núi, chạy marathon hoặc bán marathon.
Việc đi giày quá chật không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Bà Pagonis cảnh báo rằng giày chật có thể cản trở tuần hoàn máu, gây biến dạng ngón chân, làm móng chân bị bong tróc, phồng rộp da, hoặc thậm chí ảnh hưởng tiêu cực tới dáng đi và tư thế do cơ thể phải thay đổi chuyển động để bù trừ.
Nếu bạn chưa gặp phải trường hợp này, hãy chú ý đến cảm giác của đôi chân sau khi đi bộ hoặc chạy bộ. Nếu bạn thấy giày trở nên chật hơn hoặc có cảm giác căng tức khó chịu, khả năng cao là bàn chân của bạn đã sưng lên.
Bác sĩ Fleming chỉ ra rằng vùng dễ quan sát nhất là khu vực tiếp giáp giữa bàn chân và mắt cá. Sau khi tháo giày, bạn có thể dùng hai ngón tay ấn nhẹ vào vùng da phía trên xương mắt cá trong, nếu thấy mềm và có cảm giác "nhão" hơn bình thường, đó chính là dấu hiệu của sưng nhẹ.
“Thông thường, sưng chân sau khi vận động không phải là vấn đề đáng lo ngại,” bác sĩ Fleming nói. “Bạn chỉ cần đi khám khi tình trạng này kéo dài nhiều giờ, vết sưng ngày càng tăng hoặc kèm theo sự thay đổi màu sắc của da.” Đặc biệt, những người có bệnh lý nền liên quan nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn kỹ hơn.
Làm thế nào để chọn giày đúng cách?
Để đảm bảo đôi chân luôn thoải mái khi vận động, bạn nên đến các cửa hàng chuyên dụng để được đo và tư vấn chọn giày phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể trao đổi với những người có chuyên môn trong y học thể thao để nhận được lời khuyên chính xác nhất.
Bác sĩ Fleming khuyến nghị: “Nếu bạn thuộc nhóm dễ bị sưng chân, hãy cân nhắc chọn giày lớn hơn nửa cỡ so với cỡ chân thông thường. Bạn cũng có thể chọn những mẫu giày có phần bề ngang rộng hơn.”
Bà Liz Pagonis cũng chia sẻ rằng nhiều khách hàng của bà phải tăng kích thước giày để vận động thoải mái. Một cách kiểm tra đơn giản là khi đi thử giày, hãy đặt ngón tay cái của bạn vào khoảng trống phía trước mũi giày. Khoảng hở lý tưởng nên rộng bằng từ nửa đến một ngón tay cái, giúp các ngón chân không bị cọ xát liên tục vào thành giày khi di chuyển.
Nếu ngay khi thử giày, bạn đã cảm thấy hơi chật, đó chính là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn nên tăng kích thước. Trong trường hợp chưa thể mua giày mới, bạn có thể tạm thời nới lỏng dây buộc để giảm áp lực lên bàn chân.
Bình luận của bạn