Tổng quan về phương pháp đốt điện tim điều trị rung nhĩ

Đốt điện tim thường được thực hiện khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả

Tại sao tim đập nhanh, tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Hướng dẫn người bị rối loạn nhịp tim cách giữ nhịp tim ổn định

Điều trị rối loạn thần kinh tim như thế nào hiệu quả?

Ngoại tâm thu có chữa được không, cách nào điều trị hiệu quả?

Tại sao bạn cần thực hiện phương pháp đốt điện tim?

Đốt điện tim có thể giúp khôi phục lại nhịp tim bình thường cho người bị rối loạn nhịp tim, đặc biệt là rung nhĩ. Đốt rung nhĩ sẽ được áp dụng khi các biện pháp điều trị khác như dùng thuốc không còn mang lại hiệu quả.

Nhìn chung, phương pháp đốt điện tim điều trị rung nhĩ sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng các ống thông mỏng, linh hoạt. Ống thông này sẽ được đưa qua tĩnh mạch hoặc động mạch tới tim. Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, đốt rung nhĩ có thể được thực hiện ngay trong các ca phẫu thuật tim khác.

Đốt rung nhĩ có những rủi ro gì?

Giống như bất kỳ ca phẫu thuật nào khác, đốt điện tim điều trị rung nhĩ nói riêng và các dạng rối loạn nhịp tim khác nói chung cũng có một số rủi ro sau:

- Chảy máu hoặc nhiễm trùng tại vị trí đặt ống thông.

- Tổn thương mạch máu.

- Tổn thương van tim.

- Gây ra các cơn rối loạn nhịp tim mới.

- Nhịp tim chậm (có thể khiến người bệnh phải cấy ghép máy tạo nhịp tim).

Phương pháp đốt điện tim trị rung nhĩ có thể gây tổn thương mạch máu, van tim

- Cục máu đông ở chân hoặc phổi (huyết khối tĩnh mạch).

- Đột quỵ hoặc đau tim.

- Hẹp tĩnh mạch phổi.

- Tổn thương thận do thuốc nhuộm sử dụng trong quá trình phẫu thuật.

- Đe dọa tới tính mạng trong một số trường hợp hiếm gặp.

Bạn có thể trao đổi lại với bác sỹ về những rủi ro và lợi ích của phương pháp đốt điện tim, từ đó xác định xem liệu phương pháp này có phù hợp với mình hay không.

Những lưu ý trước, sau khi đốt rung nhĩ để ngăn tái phát

Trước khi đốt điện tim điều trị rung nhĩ

Bác sỹ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để xác định rõ tình trạng bệnh rung nhĩ, cũng như xác định lượng thuốc an thần cần thiết cho ca phẫu thuật.

Bạn sẽ phải tạm ngừng ăn, uống vào đêm trước khi làm phẫu thuật. Bạn cũng có thể trao đổi thêm với bác sỹ để biết mình có cần tạm ngừng dùng một số loại thuốc trước khi làm phẫu thuật đốt điện tim hay không.

Trước khi phẫu thuật, các bác sỹ có thể cho bạn dùng thuốc an thần để thư giãn. Trong một số trường hợp, người bệnh rung nhĩ có thể cần được gây mê toàn thân.

Trong quá trình đốt điện tim

Sau khi luồn ống thông qua tĩnh mạch cẳng tay hoặc bàn tay, bác sỹ có thể dùng nhiệt (năng lượng tần số vô tuyến) hoặc kỹ thuật áp đông (cryoablation) để tạo ra những vết sẹo nhỏ trong tim, ngăn chặn tín hiệu điện tim bất thường.

Bạn có thể thấy hơi khó chịu khi các bác sỹ đưa ống thông vào tim, hoặc khi tiêm thuốc nhuộm… Nếu thấy đau dữ dội hoặc khó thở, hãy nhanh chóng thông báo với bác sỹ. Quá trình đốt điện tim điều trị rung nhĩ thường kéo dài từ 3 - 6 tiếng.

Sau khi đốt điện tim điều trị rung nhĩ

Sau khi đốt điện tim, bạn cần được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng cũng như theo dõi tình trạng chảy máu tại vị trí đặt ống thông. Trong thời gian đầu sau khi phẫu thuật, các bác sỹ cũng sẽ phải liên tục theo dõi nhịp tim, huyết áp của bạn để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.

Nhìn chung, sau khi làm phẫu thuật, bạn có thể thấy hơi đau, nhưng cơn đau thường không kéo dài quá 1 tuần. Bạn cũng có thể quay trở lại thực hiện các hoạt động bình thường sau vài ngày thực hiện đốt rung nhĩ.

Để hồi phục nhanh hơn, ngăn tái phát rung nhĩ sau khi đốt điện tim, bạn nên thực hiện một số điều sau:

- Tránh bê vác, sử dụng các vật nặng quá 4,5kg trong khoảng 1 tuần sau khi đốt điện tim.

- Tránh tập thể dục cường độ cao trong khoảng 3 tuần sau khi đốt rung nhĩ.

- Chú ý giữ vết thương luôn sạch và khô cho tới khi lành hẳn.

- Trong vòng 5 ngày đầu sau khi phẫu thuật, người bệnh nên tránh tắm bồn. Bạn có thể tắm bằng vòi hoa sen nhưng cũng không nên tắm quá lâu. Chú ý lau khô vùng da gần vết thương một cách nhẹ nhàng.

- Cần thông báo ngay với bác sỹ nếu thấy vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng, sưng đỏ, sốt…

- Sau khi hồi phục hoàn toàn, người bệnh rung nhĩ vẫn nên chú ý duy trì lối sống lành mạnh (bao gồm chế độ ăn cân bằng và thiết lập thói quen tập luyện thường xuyên).

- Dùng thêm sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho người rối loạn nhịp tim từ thảo dược khổ sâm để giúp ổn định nhịp tim một cách tự nhiên, ngăn loạn nhịp tim tái phát.

Đốt rung nhĩ là biện pháp điều trị có tỷ lệ thành công cao, tuy nhiên vẫn có nguy cơ tái phát hoặc tỷ lệ nhỏ đốt điện không thành công. Vì vậy, hiểu được về phương pháp đốt cũng như các biện pháp ngăn ngừa tái phát sau đốt điện tim sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả hơn.

Vi Bùi H+ (Theo Mayoclinic/Webmd)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính từ thảo dược khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch