Thốt nốt: Món ngon dân dã, tốt cho sức khỏe mùa nóng

Thức uống đơn giản mà mát lành từ thốt nốt

Đẹp dáng sáng da nhờ đường thốt nốt

Lợi ích tuyệt vời của đường thốt nốt đối với trẻ em

Tự làm đồ uống giải nhiệt ngày hè tốt cho sức khỏe

Giải nhiệt mùa hè với trà đào mát lạnh

Lợi ích sức khỏe của thốt nốt

Thốt nốt trong tiếng Khmer “Thnot”, có nghĩa là cây dừa đường. Được trồng nhiều ở miền Nam nước ta, cây thốt nốt cho người dân nhiều thành phẩm, từ quả, nước thốt nốt (từ cuống hoa thốt nốt) để làm đường và rượu. Nếu có dịp đặt chân tới các tỉnh Nam Bộ như An Giang, Đồng Tháp, bạn nên thử các đặc sản từ thốt nốt ngay tại địa phương. 

Mùa thu hoạch thốt nốt trùng với mùa khô, thường kéo dài từ tháng Giêng đến tháng 4 Âm lịch. Khi sử dụng dưới dạng thực phẩm, thốt nốt có thể đem lại nhiều tác dụng sau:

Cơm (cùi) thốt nốt tươi giúp giải nhiệt

Cơm thốt nốt được thêm vào các món chè mùa Hè

Khác với vỏ ngoài xơ cứng, phần cùi thốt nốt có màu trong veo, giòn dai và ngọt thanh. Cơm thốt nốt chứa ít calorie nhưng giàu calci và các vitamin A, C, B7, K. Lượng nước và các chất điện giải dồi dào trong cơm thốt nốt có tác dụng giải khát và làm mát cơ thể, có thể thêm vào các món chè giải nhiệt mùa nóng.

Cải thiện tiêu hóa

Đường thốt nốt và cơm thốt nốt đều có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Cơm thốt nốt chứa lượng nhỏ chất xơ, là thức ăn phù hợp cho người bị táo bón hoặc phụ nữ ốm nghén. Đường thốt nốt khi vào trong dạ dày có thể kích thích sự hoạt động của một số enzyme tiêu hóa, giúp cải thiện hoạt động của đường ruột.

Giàu sắt

100gr đường thốt nốt cung cấp khoảng 11mg sắt, tương đương 61% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. Với những người có nguy cơ thiếu sắt, thay thế đường tinh luyện bằng đường thốt nốt trong chế độ ăn uống có thể giúp bổ sung một lượng nhỏ sắt cho cơ thể. Tuy nhiên, để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, bạn vẫn cần bổ sung những thực phẩm giàu sắt khác như thịt đỏ, hải sản.

Lưu ý khi sử dụng thốt nốt

Đường thốt nốt giàu dinh dưỡng nhưng nên sử dụng ở mức vừa phải

So với đường tinh luyện, đường thốt nốt là chất tạo ngọt giàu dinh dưỡng và lành mạnh hơn. Tuy nhiên, đường thốt nốt vẫn được coi là tinh bột hấp thu nhanh, do đó, người mắc các bệnh chuyển hóa (đái tháo đường, thừa cân) nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng đường thốt nốt. Bạn cũng nên kiểm soát lượng đường thốt nốt khi chế biến các món ăn hàng ngày.

Nước thốt nốt là thức uống giải khát ngon lành trong mùa nóng, tuy nhiên, bạn không nên uống quá 500ml mỗi ngày. Nước thốt nốt rất dễ lên men (bị chua) khi không bảo quản lạnh, khiến người uống bị tiêu chảy hoặc dị ứng thực phẩm.

Cơm thốt nốt tươi cần được bảo quản lạnh nếu muốn vận chuyển từ miền Nam tới các vùng miền khác. Đường thốt nốt là nguyên liệu thích hợp để nấu chè, làm bánh bò hoặc làm nhân bánh trôi. Bạn nên bảo quản đường thốt nốt trong bao bì của nhà sản xuất và cất giữ trong tủ lạnh.

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng