Đường nâu có thực sự tốt hơn đường trắng?

Sử dụng đường nâu không thực sự lành mạnh hơn đường trắng

Ưu, nhược điểm của chất tạo ngọt erythritol

Dùng chất tạo ngọt thay đường như thế nào cho an toàn?

Người hảo ngọt có thể dùng nguyên liệu gì thay cho đường tinh luyện?

Thay đường kính bằng chất tạo ngọt lành mạnh từ quả la hán

Đường nâu khác gì đường trắng?

Theo chuyên gia dinh dưỡng Kate Zeratsky – hệ thống y tế Mayo Clinic, đường nâu về bản chất cũng là đường tinh luyện có kích thước hạt to, được chiết xuất từ mía tương tự như đường trắng. Màu nâu cánh gián đặc trưng đến từ mật rỉ đường (molasses) được giữ lại ở cuối quá trình luyện đường (cô đặc nước mía hoặc nước ép củ cải đường). 

Đường nâu trên thị trường cũng được phân loại theo cấp độ màu sắc đậm nhạt, tùy theo hàm lượng mật rỉ đường được sử dụng.

Bảo quản đường nâu cùng 1 cục kẹo marshmallow giúp đường tơi xốp, không bị vón cục

Bảo quản đường nâu cùng 1 cục kẹo marshmallow giúp đường tơi xốp, không bị vón cục

So với đường trắng, đường nâu dễ đóng cứng thành cục khi mất đi độ ẩm. Để ngăn tình trạng này, bạn nên bảo quản đường nâu trong hộp, lọ kín. Mẹo nhỏ bạn có thể sử dụng là thêm 1 lát bánh mì hoặc 1 cục kẹo xốp marshmallow vào trong lọ đường, giúp duy trì độ ẩm và giữ đường tơi mềm.

Nhờ màu sắc tự nhiên, đường nâu dễ tạo hương vị caramel, phù hợp với các món kẹo, bánh nướng, thậm chí dùng để tẩm ướp thịt nướng hay pha chế đồ uống đều thơm ngon.

Đường nâu có thực sự tốt cho sức khỏe?

Đường nâu có thể dùng trong pha chế, có độ ngọt và calorie tương đương đường trắng

Đường nâu có thể dùng trong pha chế, có độ ngọt và calorie tương đương đường trắng

Dù có một số ưu điểm trong nấu ăn, đường nâu có rất ít giá trị dinh dưỡng. So với đường trắng, đường nâu có phần nhỉnh hơn về dư lượng sắt, calci, kali, magne. Tuy nhiên, hàm lượng này quá nhỏ để có thể tạo ra những lợi ích sức khỏe đáng kể.

Lượng calorie trong đường nâu cũng gần tương đương đường trắng: 1 thìa cà phê đường nâu chứa 15 calorie, trong khi 1 thìa cà phê đường trắng chứa 16 calorie.

Vì những yếu tố trên, khuyến cáo dành cho đường trắng và đường nâu không có gì khác biệt. Đường nâu cũng được coi là đường phụ gia, không nên ăn quá 5-10 thìa cà phê đường mỗi ngày. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ còn đưa ra khuyến cáo cụ thể, phụ nữ không tiêu thụ quá 25gr đường phụ gia mỗi ngày, với nam giới là 36gr.

Thói quen ăn quá nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Người sử dụng đường nâu thay đường trắng cũng cần cân nhắc dùng càng ít càng tốt, không nên lạm dụng.

 
Quỳnh Trang (Theo USA Today)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng