Bảo quản thực phẩm đông lạnh đúng cách được coi là an toàn và giúp giữ nguyên dưỡng chất
Tiêu chuẩn về nhiệt độ khi chế biến, bảo quản thực phẩm
Dùng bình giữ nhiệt sao cho an toàn?
Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi thời tiết chuyển mùa
Mẹo giữ lạnh đồ ăn lâu hơn khi đi cắm trại
Ưu điểm của thực phẩm đông lạnh
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), việc bảo quản thực phẩm đông lạnh không gây quá nhiều thay đổi về giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào bản chất của thực phẩm cũng như cách sơ chế trước khi cấp đông.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Kristin Kirkpatrick – Hệ thống Cleveland Clinic, một số thực phẩm nên được trữ đông khi còn tươi sống. Trái lại, nấu hoặc chần sơ trước khi trữ đông lại có thể cải thiện tính sinh khả dụng của một số dưỡng chất trong thực phẩm.
Trữ đông đúng cách giúp giữ lại hàm lượng dinh dưỡng tốt hơn nhiều phương pháp bảo quản khác. Chia sẻ với chuyên trang Health, chuyên gia, nhà tư vấn dinh dưỡng Kelsey Costa cho hay, thực phẩm bảo quản ở nhiệt độ phòng hay ngăn mát tủ lạnh sẽ hao hụt vitamin theo thời gian. Trữ đông sẽ giúp làm chậm tốc độ hao hụt này.
Với trái cây và rau củ, việc cấp đông trong vòng vài giờ sau khi thu hoạch giúp “khóa lại” toàn bộ những dưỡng chất dồi dào tại thời điểm tươi ngon nhất. Trái lại, những dưỡng chất này sẽ hao hụt trong thời gian vận chuyển nông sản từ vườn đến tay người tiêu dùng.
Chuyên gia Costa cho hay, bảo quản đông lạnh vẫn có thể làm thất thoát một lượng rất nhỏ vi chất. Nguyên nhân gây hao hụt là do các tinh thể đá hình thành trong khối thực phẩm. Chúng có thể phá vỡ màng tế bào, làm thất thoát các vi chất tan trong nước như vitamin C, B.
Cấp đông thực phẩm ra sao cho an toàn?
Quy tắc an toàn khi cấp đông thực phẩm tại nhà gồm: Chần sơ rau củ trước khi trữ đông, bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ -18 độ C, dùng thực phẩm trước thời hạn sử dụng. Cấp đông càng nhanh giúp duy trì chất lượng thực phẩm tốt hơn, ngăn ngừa hình thành những tinh thể băng kích thước lớn.
Nhìn chung, trái cây và rau củ đông lạnh nên ăn trong vòng 8-12 tháng để giữ chất lượng tốt nhất. Bạn cần bọc kín thêm bên ngoài bao bì ban đầu để giảm nguy cơ hư hỏng.
Đồ đông lạnh khi mua về từ cửa hàng, siêu thị cần cho ngay vào tủ đông tại nhà. Khi chuẩn bị thực phẩm tại nhà, bạn nên cấp đông ngay trong vòng 2 giờ sau khi sơ chế.
Mẹo sử dụng, rã đông và hâm nóng thực phẩm đông lạnh an toàn
Theo ThS. Vũ Thế Thành - Thạc sỹ Hóa học, Quản trị chất lượng và An toàn thực phẩm, hàng đông lạnh có lợi thế an toàn, giúp ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn. Các nhà máy chế biến đông lạnh thường kiểm soát đầu vào nguyên liệu và đầu ra sản phẩm rất kỹ. “Tuy nhiên, nếu khâu chế biến ở nhà máy kiểm soát vi sinh không tốt, người dùng rã đông ở nhà không đúng cách, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở rất nhanh. Và nhất là ăn sống, ăn tái thì rủi ro ngộ độc là điều có thể xảy ra”, chuyên gia này cảnh báo.
Các biện pháp hâm nóng tốt nhất để bảo tồn dưỡng chất trong thực phẩm đông lạnh gồm: Hấp, hâm nóng bằng lò vi sóng, xào hoặc chiên không dầu. Hấp tốt hơn luộc, giảm mức độ hao phí các vitamin tan trong nước.
Chuyên gia Kirkpatrick nhấn mạnh, yếu tố quan trọng nhất là thời gian rã đông. Rã đông càng lâu càng làm hao hụt nhiều vi chất. Dẫn chứng một nghiên cứu năm 2015 trên bông cải xanh đông lạnh, chuyên gia dinh dưỡng này cho hay, luộc hoặc rã đông bằng lò vi sóng trong thời gian ngắn giúp giữ lại nhiều carotenoid hơn.
Để rã đông thực phẩm an toàn, bạn nên chuyển đồ đông lạnh vào ngăn mát từ trước; Hoặc nấu trực tiếp cho tan đá. Các chuyên gia khuyến cáo không rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng hay trong bồn nước ấm.
Bình luận của bạn