Ăn uống không đủ chất cũng là nguyên nhân gây co giật cơ
Trẻ bị thiếu vitamin B12 có nguy hiểm không?
Bật mí 6 thực phẩm nên ăn để tránh thiếu hụt vitamin B12
Podcast: Lưu ý khi bổ sung vitamin D cho trẻ em
Bổ sung magne thế nào để giảm đau đầu?
Thiếu vitamin D
Thiếu vitamin D có thể gây khó khăn cho việc hấp thu calci và phosphor, làm tăng nguy cơ đau xương, xương yếu và gãy. Trong một số trường hợp nhất định, nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề về cơ, gồm co giật và co thắt cơ. Một số vị trí phổ biến có thể xảy ra hiện tượng này là mí mắt, bàn tay và bắp chân.
Để giảm bớt các triệu chứng trên, bạn cần cung cấp đủ lượng vitamin D cho cơ thể không chỉ từ việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà còn từ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như cá, lòng đỏ trứng, nấm và thực phẩm tăng cường.
Thiếu calci
Calci là một khoáng chất thiết yếu của cơ thể, là thành phần cơ bản để cấu tạo nên xương và răng. Nồng độ calci quá thấp có thể dẫn đến các triệu chứng như đau nhức cơ, co giật và mỏi cơ.
Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng thiếu calci là bổ sung thực phẩm giàu calci vào chế độ ăn uống gồm các sản phẩm như sữa, phô mai, sữa chua, đậu nành, đậu phụ, rau xanh và các loại hạt.
Thiếu magne
Không nhiều người biết rằng thiếu magne (còn gọi là hạ magne máu) cũng có thể dẫn đến tính trạng co giật cơ. Magne là khoáng chất giúp điều chỉnh chức năng cơ và thần kinh đồng thời duy trì lượng đường trong máu và huyết áp. Magne cũng tạo điều kiện cho sự tiêu hóa acid béo và protein cần thiết cho quá trình sao chép DNA.
Hạ magne máu có khả năng gây ra một số rối loạn trong cơ thể như buồn nôn, táo bón, đau đầu, chuột rút bắp chân vào ban đêm... Trong trường hợp nghiêm trọng, một số người còn có thể bị co giật cơ và run.
Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu mane, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, giàu thực phẩm chứa magne như rau xanh, các loại đậu, các loại hạt.
Bình luận của bạn