Thận trọng với sản phẩm tẩy rửa có chứa hóa chất có hại như benzene gây ung thư
Phụ nữ không hút thuốc lá cũng có thể bị ung thư phổi
Dầu olive có thể giúp phòng bệnh tim và ung thư
Dấu hiệu và cách phòng ngừa ung thư phổi di căn
Hành tây đỏ có thể giúp phòng ngừa ung thư?
Theo GS. Timothy Rebbeck – Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa Ung thư Zhu Family, Trường Y tế công cộng TH Chan Harvard, đa số các sản phẩm mà chúng ta sử dụng và tiếp xúc hàng ngày có nguy cơ gây Ung thư rất thấp. GS. Rebbeck cung cấp thông tin và bằng chứng liên quan đến một số vật dụng mà nhiều người lo ngại có thể dẫn đến ung thư như:
Chảo chống dính
Các dụng cụ nấu ăn chống dính như chảo, nồi thường được phủ một lớp hóa chất tổng hợp tên là polytetrafluoroethylene hay Teflon, và một nhóm hóa chất perfluoroalkyl và polyfluoroalkyl (được gọi là PFAS).
Nghiên cứu cho thấy, PFAS hay “hóa chất vĩnh cửu” đã được phát hiện ở nồng độ rất thấp trong máu người. Khảo sát trên người dân sống gần hoặc làm việc trong nhà máy sử dụng PFAS không có bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa ung thư và việc tiếp xúc với PFAS.
GS. Rebbeck nhận định, các hợp chất chống dính trên không gây ra phản ứng hóa học khi ở thể rắn, nên khó có thể gây tổn thương DNA. Tuy nhiên, khi ở các thể khác, hóa chất trong Teflon lại có khẳ năng gây ung thư. Ví dụ, ở nhiệt độ cao quá 300 độ C, Teflon chuyển thành khói polymer gây đau đầu, sốt tạm thời.
Đệm
Một số nhà sản xuất đệm (nệm) thêm các chất chống cháy vào sản phẩm nhằm ngăn ngừa nguy cơ bắt lửa. Điều này có nghĩa là hàng đêm, bạn nằm trên sản phẩm được bao phủ bởi các chất này.
Một số chất làm chậm quá trình cháy chứa các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), tức người tiêu dùng có thể hít phải. Viện Khoa học Sức khỏe môi trường Quốc gia Mỹ cho thấy, chúng có thể ảnh hưởng tới nồng độ hormone và có thể liên quan tới bệnh ung thư.
Dù vậy, GS. Rebbeck nhận định, chưa có nghiên cứu dịch tễ học đủ lớn trên người để kết luận nguy cơ ung thư do chất chống cháy.
Các sản phẩm tẩy rửa gia dụng
Một số chất tẩy rửa quen thuộc như nước rửa bát, bột giặt… có chứa các hóa chất có thể ảnh hưởng tới hệ nội tiết. Từ đó, chúng có thể tác động tiêu cực tới khả năng sinh sản và các quá trình sinh học khác trong cơ thể.
Nghiên cứu năm 2022 trên tạp chí Không khí trong nhà (Indoor Air) cho thấy người sử dụng các sản phẩm này có nguy cơ tiếp xúc với các chất VOC có hại. Trong đó, benzene và formaldehyde đã được chứng minh có thể gây ra Ung thư. Một số chất gây rối loạn nội tiết cũng có thể dẫn đến Ung thư vú, buồng trứng, da và tử cung.
Quan điểm của GS Rebbeck là chưa có nghiên cứu lâm sàng trên người nào đánh giá được đúng nguy cơ ung thư nói trên. Nếu tác động đủ mạnh, giới chuyên gia đã có thể chỉ ra mối liên hệ như hút thuốc lá và ung thư phổi.
Sản phẩm chăm sóc cá nhân
Ẩn nấp trong các loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da và tóc, khử mùi… là nhiều hóa chất như paraben, formaldehyde, thuốc nhuộm làm từ nhựa than. Năm 2023, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã đưa ra lệnh cấm sử dụng formaldehyde trong các sản phẩm duỗi tóc do nguy cơ ung thư khi tiếp xúc thường xuyên. Nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho thấy, phụ nữ dùng hóa chất này có nguy cơ ung thư tử cung – bệnh ung thư ác tính thường gặp ở phái nữ - cao gấp 4 lần.
Hiện nay, do quy định của các tổ chức y tế, đa số sản phẩm chăm sóc cá nhân chứa hàm lượng hóa chất có nguy cơ gây hại thấp hơn nhiều. GS. Rebbeck cảnh báo, nguy cơ có thể tăng cao ở người có đặc thù công việc tiếp xúc với thuốc nhuộm, hóa chất thường xuyên như thợ làm tóc.
Làm thế nào để giảm bớt nỗi lo ung thư?
Theo GS. Rebbeck, để giảm nguy cơ mắc ung thư, biện pháp cơ bản là cai thuốc lá, kiêng rượu bia, tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
nếu bạn lo lắng về nguy cơ ung thư khi tiếp xúc với các sản phẩm thường ngày, hãy cân nhắc tìm các sản phẩm thay thế, với bảng thành phần lành tính hơn.
Bình luận của bạn