Vì sao tỉ lệ người mắc ung thư ngày càng trẻ hoá?

Hiện nay số lượng người trẻ bị ung thư đang ngày càng tăng lên theo từng mức độ khác nhau

Sàng lọc ung thư đại tràng bằng xét nghiệm máu

Phụ nữ không hút thuốc lá cũng có thể bị ung thư phổi

Ăn lê có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Dầu olive có thể giúp phòng bệnh tim và ung thư

Những tiến bộ từ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trong điều trị ung thư phổi

Người trẻ có nguy cơ mắc loại ung thư nào cao nhất?

Hiệp hội Ung thư Mỹ và Đại học Calgary ở Canada đã nghiên cứu xu hướng chẩn đoán của 34 loại ung thư và 17 loại trong số đó có tỷ lệ gia tăng ở người trẻ tuổi. Đáng chú ý, những người sinh năm 1990 có nguy cơ mắc ung thư tuyến tuỵ, thận và ruột non cao gấp 2 đến 3 lần so với những người sinh năm 1955.

ung thư là căn bệnh xảy ra khi có tế bào không bình thường xuất hiện, sinh trưởng mất kiểm soát và hợp thành một khối u.

Ung thư là căn bệnh xảy ra khi có tế bào không bình thường xuất hiện, sinh trưởng mất kiểm soát và hợp thành một khối u.

Mặc dù các tiến bộ y học đã giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư ở người trẻ đối với nhiều loại bệnh, nhưng tình hình lại phức tạp hơn khi một số loại ung thư như: nội mạc tử cung, gan, túi mật, đại tràng và tinh hoàn lại cho thấy xu hướng tăng lên. Thậm chí đáng lo ngại hơn khi một số loại ung thư từng có dấu hiệu thuyên giảm như: ung thư vú, hậu môn, đại tràng, nội mạc tử cung, túi mật, ung thư liên quan đến HIV, buồng trứng, dạ dày và tinh hoàn hiện cũng đang có xu hướng gia tăng ở nhóm tuổi trẻ. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về các yếu tố nguy cơ mới và cần có thêm nghiên cứu để tìm ra giải pháp.

Một số nguyên nhân liên quan

Tiến sỹ Tracy E. Grane, đồng lãnh đạo chương trình Kiểm soát Ung thư tại Trung tâm Ung thư toàn diện Sylvester, một phần của Hệ thống Y tế Đại học Miami chia sẻ: “Những lý do khiến số lượng người trẻ mắc ung thư đang ngày càng gia tăng liên quan tới nhiều yếu tố và hiện vẫn chưa được hiểu rõ”.

Nguyên nhân khiến số lượng người trẻ mắc ung thư ngày càng tăng là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố như lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh và các yếu tố môi trường - Tiến sỹ Grane nhận định thêm.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, có khoảng 20% các ca chẩn đoán ung thư ở đất nước này có liên quan tới béo phì. Trên thực tế, có đến hơn 40% người lớn mắc bệnh béo phì (nhiều hơn 27% so với năm 1960 – theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ). Tuy nhiên, không phải cứ béo phì thì sẽ mắc ung thư mà còn phụ thuộc vào một vài yếu tố khác có thể kể đến như:

- Thiếu hoạt động thể chất

- Lượng calo dư thừa nhiều

- Ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến

- Ăn ít rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt

- Uống bia, rượu nhiều

- Các yếu tố môi trường bao gồm ô nhiễm không khí và nước cùng các chất phụ gia có trong thực phẩm.

Một nguyên nhân khác có liên quan tới tỷ lệ mắc ung thư gia tăng là do tình hình đại dịch Covid-19 vừa qua đã khiến nhiều người bị chậm trễ việc sàng lọc ung thư hoặc tiêm các loại vaccine phòng bệnh HPV, viêm gan,…chứa các loại virus liên quan tới ung thư. “Điều này khiến chúng ta có nguy cơ mắc ung như nhiều hơn trong thập kỷ tới”- Tiến sỹ Grane đánh giá.

Một số giải pháp giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư

Theo Tiến sỹ Grane chia sẻ với Well and Good, có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư bằng cách thay đổi thói quen, lối sống. Cụ thể như:

- Cai thuốc lá: Hiện cả thuốc lá truyền thống và thuốc lá điện tử là những mối nguy hại đang được quan tâm hàng đầu. Nếu có thể giảm thiểu được số lượng tiêu thụ và số lượng người dùng thì đồng nghĩa với việc hạn chế được nguy cơ mắc ung thư lên tới con số đáng kể.

Bia, rượu, thuốc lá là các tác nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư phổi

Bia, rượu, thuốc lá là các tác nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư phổi

- Tạo thói quen “thêm” thay vì “loại bỏ”. Ví dụ: thêm một đĩa salad vào khẩu phần ăn, ăn thêm ngũ cốc nguyên hạt, đi bộ thêm vài bước,...

- Hạn chế tiêu thụ rượu bia, các loại thịt đỏ, thịt được chế biến sẵn.

- Hạn chế đồ ăn có đường.

- Dành 150 phút hoạt động vừa phải mỗi tuần, thay đổi đa dạng các bài tập từ rèn luyện sức bền, tập thăng bằng hay aerobic giúp nâng cao thể chất.

- Sử dụng kem chống nắng thường xuyên phù hợp với da và có độ SPF (chỉ số chống nắng) cao để tránh tia UV gây ung thư da.

- Thực hiện việc tầm soát ung thư theo đúng độ tuổi được khuyến nghị và tiêm các loại vaccine theo chỉ định.

 

Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca mắc ung thư mới, số tử vong lên đến 82.000 trường hợp. Trong khi tỷ lệ tử vong do ung thư trên thế giới khoảng 59,7%, ở các quốc gia đang phát triển là 67,9% thì tỷ lệ tử vong do ung thư ở Việt Nam là 73,5%. Như vậy tỷ lệ tử vong do các bệnh ung thư tại Việt Nam ở mức cao, do đa số được phát hiện muộn, việc điều trị chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Bộ Y tế Việt Nam khuyên mọi người nên thực hiện tốt việc khám sức khoẻ, sàng lọc, tầm soát sớm các bệnh. Với bệnh ung thư, phát hiện càng sớm, tỉ lệ chữa khỏi càng cao, tiết kiệm về chi phí; ngược lại nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì luôn để lại gánh nặng lớn về kinh phí và hiệu quả điều trị cũng giảm đáng kể. Do vậy, mỗi người dân cần duy trì thói quen khám sức khoẻ định kỳ, khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ ung thư cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, phát hiện sớm hoặc loại trừ bệnh ung thư.

 

 

 

Hà Chi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư