Hướng dẫn thay đổi chế độ ăn lành mạnh cho người đái tháo đường

Chế độ ăn uống hàng ngày là một phần quan trọng trong quá trình điều trị đái tháo đường

6 dấu hiệu tố cáo đường huyết của bạn đang quá cao

Mắc đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý những gì?

Các loại hạt giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch cho người đái tháo đường

Uống cà phê đen có giúp làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường?

Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, protein nạc, hạn chế đồ ngọt có thể giúp khắc phục tình trạng kháng insulin, giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn buộc phải cắt bỏ hoàn toàn, thay đổi ngay lập tức chế độ ăn hàng ngày của mình.

Dưới đây là một vài lời khuyên giúp thay đổi chế độ ăn lành mạnh cho người bệnh đái tháo đường:

Hạn chế đồ ngọt

Dù ăn quá nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đái tháo đường, nhưng ăn quá nhiều đồ ngọt trong suốt cả ngày không phải là một chế độ ăn tốt. Bạn vẫn có thể ăn chút bánh ngọt khi bị đái tháo đường, nhưng điều quan trọng là cần phải điều độ.

Người bệnh đái tháo đường nên hạn chế đồ ngọt giàu carbohydrate tinh chế

Ví dụ, nếu muốn ăn món tráng miệng ngọt, bạn nên cắt giảm lượng carbohydrate trong bữa chính. Tốt hơn hết, tổng lượng carbohydrate bạn tiêu thụ trong cả bữa ăn chỉ nên nằm ở mức 45 - 50gr.

Hạn chế đồ uống có đường

Đồ uống nhiều đường là thức uống tồi tệ nhất bạn nên hạn chế tiêu thụ nếu mắc đái tháo đường. Một nghiên cứu trên Tạp chí Diabetes Care đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên uống (1 - 2 lon/ngày) các loại nước có gas, nước tăng lực… sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cao hơn 26% so với những người không có thói quen này.

Thay đổi từ carbohydrate tinh chế sang carbohydrate phức tạp

Thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn

Nhiều người thích ăn các món mì ống, bánh mì trắng… nhưng những món ăn này lại chứa nhiều carbohydrate tinh chế không tốt cho người bệnh đái tháo đường. Tốt hơn hết, hãy từ từ thay đổi từ carbohydrate tinh chế sang carbohydrate phức tạp, tức là các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ như gạo lức, hạt quinoa, yến mạch…

Các thực phẩm này khá đa dạng và giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp ngăn đường huyết không tăng cao đột biến sau khi ăn.

Hạn chế các loại thức ăn nhanh

Về tổng thể, các loại thức ăn nhanh đều khá ít chất xơ, nhưng lại chứa nhiều muối và chất béo bão hòa, không tốt cho người bệnh đái tháo đường.

Nếu thức ăn nhanh đang là một phần của chế độ ăn uống hàng ngày của bạn, có lẽ hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ để cải thiện sức khỏe. Ví dụ, thay vì mua các món ăn nhanh bên ngoài, bạn có thể tự chế biến chúng tại nhà với những nguyên liệu lành mạnh hơn.

Giảm tiêu thụ chất béo “xấu”

Cắt giảm thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn là cách tốt nhất để giảm tiêu thụ chất béo “xấu”. Tuy nhiên, bạn cũng nên chủ động hạn chế chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa bằng cách lựa chọn lành mạnh hơn như acid béo omega-3, acid béo không bão hòa đơn.

Nên nhớ rằng, đái tháo đường có thể làm tăng cao nguy cơ biến chứng tim mạch, do đó hạn chế các chất béo “xấu” sẽ giúp bảo vệ động mạch, ổn định huyết áp cho bạn.

Hạn chế chiên, rán thức ăn

Nhìn chung, các món chiên, rán thường chứa nhiều muối, chất béo không lành mạnh và calorie. Do đó, bạn nên hạn chế chiên, rán thực phẩm mà hãy tìm tới các phương pháp chế biến khác như nướng, hấp, xào, luộc.

Tuy nhiên, mắc đái tháo đường không đồng nghĩa với việc bạn phải “tạm biệt” hoàn toàn khoai tây chiên hay các món chiên rán khác. Nếu bệnh đái tháo đường được kiểm soát tốt, đôi khi bạn vẫn có thể ăn các món chiên, rán với lượng vừa phải.

Theo dõi lượng natri (muối ăn) bạn bổ sung hàng ngày

Người bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, do đó bạn nên chú ý, không bổ sung quá 2.300mg natri/ngày. Lượng natri bạn ăn hàng ngày chủ yếu tới từ các thực phẩm chế biến sẵn (ngũ cốc, sốt salad, thực phẩm đóng hộp)…

Do đó, hãy bắt đầu thói quen đọc nhãn sản phẩm khi mua hàng và chọn các món có ít hơn 500mg natri/khẩu phần.

Vi Bùi H+ (Theo Kxxv)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường.

Muốn phòng đái tháo đường: Kiểm soát chế độ ăn và cân nặng thế nào? - Ảnh 5

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng