- Chuyên đề:
- Tăng huyết áp
Mạch máu bị ảnh hưởng do tăng huyết áp có thể tác động tiêu cực đến khả năng nghe
Nâng cao nhận thức về sức khỏe thính giác
Nâng cao nhận thức về sức khỏe thính giác
8 cách phòng ngừa mất thính giác
Ăn uống ảnh hưởng đến thính lực thế nào?
Nên làm gì khi mất thính giác tạm thời?
Tăng huyết áp có thể gây ù tai
Khi huyết áp tăng cao, dòng máu chảy qua động mạch sẽ mạnh hơn. Áp lực này tăng lên có thể gây ra nhiều tiếng ồn trong các mạch máu gần tai, dẫn đến âm thanh ù ù liên quan đến chứng ù tai. Tăng huyết áp cũng có thể dẫn đến các vấn đề về thính giác nếu nó ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho hệ thống thính giác. Đặc biệt, ốc tai - cơ quan thính giác ở phần tai trong, cần được cung cấp lượng máu dồi dào để hoạt động bình thường. Điều này cũng có thể gây ra âm thanh khó chịu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bạn nên đi khám càng sớm càng tốt nếu bị ù tai cùng với bất kỳ triệu chứng nào khác như: Đau ngực, đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn, năng thị lực thay đổi, lo âu, rối loạn hay mất phương hướng.
Những nguyên nhân khác dẫn đến ù tai
Ù tai không chỉ do tăng huyết áp. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ù tai là do tiếp xúc với tiếng ồn lớn, như khi nghe âm thanh quá lớn. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác cũng gây ù tai như: Tuổi tác, tích tụ ráy tai, nhiễm trùng tai, dị ứng, chấn thương đầu và cổ, sử dụng một số loại thuốc (như thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm), đau nửa đầu, bệnh tim, đái tháo đường, thiếu máu, suy giáp.
Cách ngăn ngừa ù tai cho người bệnh tăng huyết áp
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân nặng hợp lý
Thực hiện chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và sữa ít béo có thể giúp kiểm soát huyết áp; Ngoài ra, tránh thực phẩm nhiều natri và chất béo bão hòa.
Duy trì cân nặng hợp lý cũng quan trọng để giảm nguy cơ tăng huyết áp. Theo một đánh giá đăng trên tạp chí Gland Surgery tháng 2/2020, thừa cân chiếm 65-78% các trường hợp tăng huyết áp.
Tập thể dục đều đặn
Kết hợp hoạt động thể chất trong thói quen hàng ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tâm trạng và khối lượng cơ, đồng thời cũng có thể ngăn ngừa tăng huyết áp. Dành khoảng 30 phút tập thể dục vào hầu hết các ngày trong tuần hoặc tập với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút/tuần có thể giúp hạ huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể. Hoạt động thể chất có thể là đi bộ, đạp xe, bơi lội. Bạn cũng có thể thực hiện các bài tập tăng thể lực ít nhất 2 ngày/tuần, như nâng tạ hoặc pilates.
Hạn chế uống rượu và và caffeine
Lạm dụng rượu bia có thể làm tăng huyết áp và tương tác tiêu cực với các thuốc điều trị huyết áp. Tương tự, ở người nhạy cảm với caffeine, việc uống cà phê, trà, nước tăng lực hoặc soda cũng có thể làm tăng huyết áp. Do đó, đồ uống có cồn và caffeine đều có khả năng dẫn đến tăng huyết áp và làm tăng thêm tình trạng ù tai.
Bỏ hút thuốc
Hút thuốc có thể làm tăng huyết áp và làm hỏng các mạch máu, từ đó làm tăng nguy cơ ù tai. Theo Johns Hopkins Medicine (hệ thống y tế hàng đầu của Mỹ), thực tế, nicotine trong các sản phẩm thuốc lá có thể làm tăng huyết áp lên tới 10 điểm trong vòng một giờ sau khi bạn hút thuốc. Theo hệ thống Hệ thống Cleveland Clinic, ngay cả việc hít phải khói thuốc thụ động thường xuyên cũng có thể góp phần gây tăng huyết áp.
Hạn chế muối trong chế độ ăn uống
Chế độ ăn ít natri giúp hạ huyết áp, có thể ngăn ngừa chứng ù tai. Bạn nên hạn chế lượng natri nạp vào dưới 2.300mg/ngày. Ưu tiên ăn thực phẩm tươi, nguyên chất hơn là thực phẩm chế biến sẵn để giúp giảm lượng natri ăn vào.
Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ù tai. Căng thẳng mạn tính có thể góp phần gây tăng huyết áp, dẫn đến chứng ù tai kéo dài. Để kiểm soát căng thẳng, bạn có thể thử thực hành chánh niệm, tập thể dục, yoga, bài tập hít thở sâu hoặc thiền.
Tránh tiếng ồn lớn
Tiếp xúc với tiếng ồn lớn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng ù tai tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bạn nên tránh tiếp xúc với môi trường có tiếng ồn lớn hoặc dùng biện pháp bảo vệ tai trong môi trường ồn ào, chẳng hạn như nút bịt tai chống ồn.
Lưu ý, nếu tình trạng ù tai xảy ra liên tục và kéo dài hơn một tuần, hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm rối loạn giấc ngủ, khó tập trung, thì bạn cần đi khám ngay.
Bình luận của bạn