7 lợi ích của kẽm với sức khỏe phụ nữ

Vì sao phụ nữ nên lưu ý bổ sung kẽm?

Bổ sung kẽm giúp tăng miễn dịch cho người lớn tuổi

Bổ sung kẽm giúp kiểm soát đái tháo đường type 2 hiệu quả hơn?

Thực phẩm giàu kẽm tốt cho sinh lý nam giới

Bổ sung kẽm có giúp phòng ngừa cảm lạnh?

Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh

Kẽm giúp chống lại các độc tố và các chất lạ đe dọa khả năng miễn dịch của cơ thể. Hoạt động bằng cách hỗ trợ sự phát triển của các tế bào T (hay tế bào lympho T) đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch đáp ứng của cơ thể, giúp chống lại các tế bào bị nhiễm virus và tế bào ung thư, đồng thời cũng giúp chống lại chứng viêm. Nhìn chung, thiếu kẽm sẽ tổn hại đến khả năng phòng vệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể và dễ mắc bệnh hơn.

Giữ lượng đường trong máu ổn định

Insulin là hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu. Kẽm đóng vai trò tổng hợp, dự trữ và giải phóng insulin trong tuyến tụy. Điều này gián tiếp có vai trò giữ cho lường đường huyết ổn định. Vì vậy, thiếu kẽm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mức insulin, ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và cảm giác thèm ăn.

Giúp cơ thể chữa lành

Kẽm tương tác với tiểu cầu trong máu để giúp đông máu. Do đó, cung cấp đủ kẽm rất quan trọng để chữa lành các vết xước hay vết cắt. Quá trình tái tạo và làm lành vết thương ở mỗi người là khác nhau. Dù không có thước đo chuẩn xác để đánh giá thế nào là lành chậm hay quá chậm, nhưng nếu nhận thấy có sự bất thường về khả năng phục hồi của cơ thể sau chấn thương, có thể nghĩ đến nguyên do thiếu kẽm.

Giữ cho quá trình tiêu hóa hoạt động trơn tru

Kẽm tương tác với protein trong mọi cơ quan và hỗ trợ gần 100 enzyme khác nhau với các quá trình khác nhau, trong đó có tiêu hóa. Kẽm đóng vai trò là đồng nhân tố (co-factor) trong nhiều hoạt động của đường tiêu hóa. Được hiểu là cơ thể sẽ không thể tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng đúng cách nếu không có kẽm. Sự thiếu hụt một lượng nhỏ kẽm cũng có thể gây ra những tác động lớn đến hệ tiêu hóa. Hãy chú ý đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy vì đây có thể là dấu hiệu thiếu kẽm.

Hỗ trợ vị giác

Kẽm rất quan trọng để đảm bảo khả năng vị giác. Khoáng chất này được tìm thấy trong gustin - một loại protein trong nước bọt. Sự giảm tiết gustin có liên quan đến sự bất thường của chồi vị giác (hương vị thức ăn được cảm nhận thông qua các chồi vị giác nằm trên lưỡi) và mất vị giác.

Hỗ trợ sự tập trung

Mặc dù vẫn cần thêm những nghiên cứu, nhưng có khả năng mức kẽm trong cơ thể có ảnh hưởng đến thời gian tập trung và những thay đổi về hành vi của mỗi người.

Giữ cho quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ

Kẽm giúp chuyển hóa protein, carbs và chất béo trong cơ thể. Khi không đủ kẽm, bạn có thể cảm thấy sụt giảm năng lượng và uể oải, khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn.

Các triệu chứng thiếu kẽm

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, từ xương đến hệ tiêu hóa, sinh sản, hệ thần kinh trung ương và hệ miễn dịch. Các triệu chứng thiếu kẽm biểu hiện khác nhau ở các độ tuổi khác nhau. Ở người lớn thường có biểu hiện vết thương lâu lành, thay đổi chức năng nhận thức và các vấn đề về đường ruột.

Tránh lạm dụng thực phẩm bổ sung kẽm vì đây là khoáng chất vi lượng, khiến bạn dễ bị quá liều và gặp những tác dụng phụ. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm như các loại đậu, các loại hạt, hàu, thịt gia cầm, yến mạch... để cung cấp kẽm cho cơ thể.

Về hàm lượng kẽm cần bổ sung, phụ nữ từ 19 tuổi trở lên cần 8mg kẽm mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần 11mg mỗi ngày và phụ nữ đang cho con bú cần 12mg.

 
Nguyễn Thanh (Theo Women's Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp