Nguyên nhân nào khiến bạn đổ mồ hôi đêm?

Mồ hôi ra nhiều vào ban đêm, gây nhiều phiền toái trong cuộc sống của người mắc

Đổ mồ hôi có đốt cháy calo?

Đổ mồ hôi đêm: Nguyên nhân và cách xử trí

Thông tin hữu ích dành cho người muốn ngăn đổ mồ hôi nách

Người lớn đổ mồ hôi đêm, khắc phục thế nào?

Hiện tượng đổ mồ hôi về đêm, trong giấc ngủ không chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà nhiều người trưởng thành cũng gặp vấn đề này. Đổ mồ hôi là cơ chế làm mát của cơ thể trong môi trường nóng nực. Tuy nhiên, nếu cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn cần thiết ngay cả khi đã bật điều hòa (máy lạnh), hãy thử xem xét một số nguyên nhân sau:

Bốc hỏa do mãn kinh

Hơn 80% chị em ở tuổi mãn kinh gặp các triệu chứng rối loạn vận mạch như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm. Tuổi mãn kinh kéo dài từ 40-55 tuổi, đánh dấu sự thay đổi về sinh lý khi người phụ nữ ngừng rụng trứng hàng tháng. Tình trạng đổ mồ hôi đêm ở tuổi mãn kinh có thể kéo dài nhiều năm.

Để đối phó hiện tượng này, chị em nên hạn chế dùng rượu bia, cà phê và thức ăn cay. Đây là những thực phẩm, đồ uống có thể kích thích đổ mồ hôi trong giấc ngủ. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn đồ ngủ, ga trải giường làm bằng chất liệu mát và thoáng khí.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Đổ mồ hôi đêm có thể là tác dụng phụ của một số nhóm thuốc

Đổ mồ hôi đêm có thể là tác dụng phụ của một số nhóm thuốc

Đổ mồ hôi trộm trong giấc ngủ có thể xảy ra sau khi bạn dùng một số loại thuốc điều trị như thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp. Nguyên nhân là trong thuốc có hợp chất ảnh hưởng tới vùng não điều hòa thân nhiệt và tuyến mồ hôi.

Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ không nhỏ người dùng thuốc chống trầm cảm bị đổ mồ hôi đêm bởi các loại thuốc này làm thay đổi nồng độ các dẫn truyền thần kinh tới não. Nếu bạn thấy phiền toái với tác dụng phụ này, hãy xin bác sỹ tư vấn chuyển sang thuốc điều trị khác.

Biện pháp cải thiện khắc phục tạm thời tình trạng này là giữ phòng ngủ thoáng mát; Hạn chế dùng đệm mút (foam) có khả năng giữ nhiệt, gây nóng ẩm khi nằm.

Rối loạn lo âu

Người bị rối loạn lo âu kéo dài có thể gặp phải tình trạng đổ mồ hôi đêm. Nguyên nhân là các hormone căng thẳng kéo theo phản ứng như thở gấp, tim đập nhanh và khiến cơ thể đổ mồ hôi ngay cả trong giấc ngủ. Đặc biệt, tình trạng rối loạn hoảng sợ, khi xuất hiện đột ngột, có thể khiến bạn vã mồ hôi như tắm ngay cả trong căn phòng mát mẻ.

Nếu nghi ngờ rối loạn lo âu là nguyên nhân khiến bạn đồ mồ hôi, bạn nên tìm đến sự trợ giúp tâm lý tại các bệnh viện uy tín. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên bạn tập thể dục đều đặn, nghe nhạc hoặc thiền định để thư giãn, giảm căng thẳng khi gặp stress.

Chứng tăng tiết mồ hôi

Người mắc hội chứng tăng tiết mồ hôi gặp phiền toái cả ban ngày lẫn trong giấc ngủ

Người mắc hội chứng tăng tiết mồ hôi gặp phiền toái cả ban ngày lẫn trong giấc ngủ

Chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis) là tình trạng rối loạn thần kinh thực vật, một dạng bệnh mạn tính khiến cơ thể ra quá nhiều mồ hôi mà không rõ nguyên nhân. Người mắc chứng tăng tiết mồ hôi không chỉ đổ mồ hôi đêm mà cả ban ngày cũng bị, đặc biệt ở một vài vùng trên cơ thể: Lòng bàn tay, nách, bàn chân, đầu…

Khi bị tăng tiết mồ hôi, bạn nên tới các cơ sở chuyên khoa da liễu để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và can thiệp bằng thuốc.

Cường giáp

Các hormone tuyến giáp tham gia vào quá trình trao đổi chất, điều hòa thân nhiệt và nhiều chức năng của cơ thể. Ở người bị cường giáp, cơ thể sản sinh nhiều hormone tuyến giáp hơn cần thiết, làm tăng tốc độ trao đổi chất. Hậu quả không chỉ khiến nhịp tim nhanh mà cơ thể bạn nóng lên, đổ nhiều mồ hôi bất thường trong giấc ngủ.

Bệnh cường giáp được chẩn đoán qua xét nghiệm máu. Nếu bạn gặp triệu chứng đổ mồ hôi kéo dài, bác sỹ có thể đưa ra chỉ định phù hợp, giúp bạn đưa hormone tuyến giáp về mức an toàn.

Các bệnh lây nhiễm

Cơn sốt là phản ứng miễn dịch tự nhiên trong cơ thể, nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh thường gặp nhất như ký sinh trùng và virus. Khi thân nhiệt tăng cao, các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, tiết ra nhiều mồ hôi hơn để hạ nhiệt. Các bệnh dễ lây làn trong mùa Hè như cảm cúm, cảm lạnh… đều có thể gây ra triệu chứng sốt, đổ mồ hôi, đôi lúc kèm đau nhức cơ bắp. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên thăm khám để xác định nguyên nhân gây sốt và hạ sốt đúng cách theo chỉ định của bác sỹ.

 
Quỳnh Trang (Theo Real Simple)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp