Lưu ý khi kiểm tra mức cholesterol

Xét nghiệm và kiểm soát mức cholesterol trong máu giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch

5 loại trái cây giúp giảm cholesterol bạn nên thêm vào chế độ ăn uống

Các biện pháp để giảm cholesterol tại nhà theo y học Ấn Độ

Mách bạn 5 cách giảm cholesterol tự nhiên

Thực phẩm giàu protein giúp giảm cholesterol xấu

Tầm quan trọng của cholesterol

Cholesterol là một chất sáp mà cơ thể sử dụng để xây dựng các tế bào, tạo ra vitamin và các hormone khác. Có 2 dạng cholesterol là LDL (cholesterol xấu) và HDL (cholesterol tốt).

Nếu cơ thể có quá nhiều cholesterol xấu và thiếu cholesterol tốt sẽ làm tăng nguy cơ cholesterol bị tích tụ trong thành động mạch, gây tắc nghẽn mạch máu đến tim và não, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.

Cholesterol được gan sản xuất ra, ngoài ra, cũng đến từ các thực phẩm như: Thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, các sản phẩm từ sữa, dầu nhiệt đới (như dầu cọ, dầu dừa); Các món bánh nướng, món chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn khiến gan sản xuất nhiều cholesterol hơn mức bình thường, nguy cơ mức cholesterol xấu tăng cao.

Khi nào nên bắt đầu kiểm tra mức cholesterol?

Kiểm tra mức cholesterol giúp bạn kiểm soát mức cholesterol an toàn

Kiểm tra mức cholesterol giúp bạn kiểm soát mức cholesterol an toàn

Cholesterol là một thành phần quan trọng của sức khỏe tim mạch nhưng nhiều người không biết mức cholesterol của mình là bao nhiêu, tầm quan trọng của chúng, cũng như khi nào nên kiểm tra.

Thông thường, nếu bạn được coi là có nguy cơ mắc bệnh tim thấp, việc kiểm tra cholesterol nên bắt đầu ở tuổi 20.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, một số yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch là dấu hiệu cho thấy bạn nên kiểm tra mức cholesterol của mình sớm hơn hoặc thường xuyên hơn bình thường, chẳng hạn như: Bệnh đái tháo đường, béo phì và tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim hoặc có mức cholesterol xấu cao. Ngoài ra, nam giới và người lớn tuổi có nguy cơ cao bị tăng cholesterol xấu hơn so với nữ giới.

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về thời điểm bắt đầu xét nghiệm cholesterol, vì mốc thời gian cũng như tần suất kiểm tra cholesterol cũng sẽ khác nhau tùy theo thể trạng và tiền sử các bệnh.

Kết quả kiểm tra mức cholesterol lần đầu có ý nghĩa rất quan trọng, có liên quan chặt chẽ đến tần suất bạn nên kiểm tra cholesterol ở những lần sau và các thay đổi lối sống (nếu có).

Bao lâu thì nên kiểm tra lại cholesterol?

Khuyến cáo chung về tần suất xét nghiệm cholesterol là 5 năm một lần.

Tuy nhiên, nếu bạn có các yếu tố là nguy cơ khiến cholesterol cao hoặc tiền sử bị cholesterol cao, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên kiểm tra thường xuyên hơn. Theo nghiên cứu, bạn nên xét nghiệm máu hàng năm nếu cholesterol xấu của bạn cao.

Mức cholesterol tốt cho sức khỏe là bao nhiêu?

Mức cholesterol an toàn có sự khác nhau giữa các nhóm tuổi

Mức cholesterol an toàn có sự khác nhau giữa các nhóm tuổi

Mức cholesterol được đo bằng miligram trên deciliter (mg/dL), giới hạn mức cholesterol an toàn là khác nhau tùy theo độ tuổi và giới tính:

- Với người từ 19 tuổi trở xuống: Cholesterol toàn phần < 170mg/dL; Cholesterol xấu LDL < 100mg/dL; Cholesterol tốt HDL > 45mg/dL.

- Ở nam giới từ 20 tuổi trở lên: Cholesterol toàn phần nên từ 125-200mg/dL; Cholesterol LDL phải < 100mg/dL; Cholesterol HDL phải từ 40mg/dLtrở lên.

- Ở nữ giới từ 20 tuổi trở lên: Cholesterol toàn phần nên từ 125-200mg/dL; Cholesterol LDL phải < 100mg/dL; Cholesterol HDL phải từ 50 mg/dL trở lên.

Cần làm gì nếu cholesterol cao?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo bạn nên làm những điều sau để kiểm soát cholesterol trong máu an toàn:

- Hạn chế thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa (như các loại thịt, thực phẩm chế biến sẵn, các loại bánh ngọt, bánh nướn), đường và muối.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi và rau quả, bổ sung chất béo không bão hòa từ quả bơ và các loại hạt.

- Dành ít nhất 20-30 phút mỗi ngày để tập thể dục, đi xe đạp hoặc đi bộ nhanh, kiểm soát cân nặng.

- Tránh hút thuốc, bởi điều này làm tổn thương mạch máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Nếu mức cholesterol vẫn cao dù đã thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, bạn nên gặp bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp và hiệu quả.

 
Nguyễn Thanh (Theo Very Well Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch