- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Không phải cứ ăn nhiều, ăn quá no trong bữa sáng đã là tốt
7 thói quen xấu làm tăng đường huyết có thể bạn cũng mắc phải
Tại sao chế độ ăn toàn thực vật giúp giảm kháng insulin?
Chế độ ăn uống kiểm soát đường huyết cho người bệnh đái tháo đường
Mới mắc đái tháo đường type 2: Không nên bỏ qua 8 thông tin này
Để không làm tăng đường huyết người bệnh đái tháo đường cần ăn sáng như thế nào? Dưới đây là 7 quy tắc ăn sáng cho người bệnh đái tháo đường, giúp kiểm soát đường huyết:
Không bỏ bữa sáng
Đối với những người mới được chẩn đoán đái tháo đường, mặc dù lượng đường huyết có thể tăng cao vào buổi sáng, nhưng bạn không nên bỏ bữa sáng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không ăn sáng có thể làm tăng nguy cơ béo phì và kháng insulin.
Ngoài ra, những người ăn sáng đều đặn có thể hạn chế việc ăn nhiều các thực phẩm giàu chất béo, calorie cao trong bữa trưa và bữa tối, từ đó giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn suốt cả ngày.
Không nên bỏ bữa sáng vì điều này làm tăng nguy cơ kháng insulin
Nên ăn sáng tại nhà
Ăn sáng ngoài hàng có thể khiến bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu carbohydrate, chất béo, cũng như khó kiểm soát lượng calorie tiêu thụ. Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên tự chuẩn bị bữa sáng tại nhà với các món như bột yến mạch, sữa ít béo…
Nên ăn ngũ cốc trong bữa sáng
Các loại ngũ cốc nguyên hạt thường chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ giảm cân và ổn định đường huyết. Đặc biệt, bột yến mạch là một trong những món ăn sáng giàu dinh dưỡng, tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường. 1 cốc bột yến mạch (80gr) có thể chứa 4gr chất xơ.
Người bệnh đái tháo đường nên ăn ngũ cốc giàu chất xơ trong bữa sáng
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ăn bột yến mạch 5 - 6 lần/tuần có thể giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 tới 39%. Ngoài ra, những người ăn bột yến mạch trong bữa sáng cũng bổ sung calorie ít hơn 30% trong bữa trưa, so với những người ăn ngũ cốc ăn liền.
Thêm 1 - 2 thìa canh hạt lanh vào ngũ cốc/sữa chua
Hạt lanh rất giàu protein và chất xơ, giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt hơn trong bữa sáng. Ngoài ra, chúng cũng chứa nhiều acid béo lành mạnh, giúp chống viêm, giảm cholesterol tự nhiên.
Ăn sữa chua hoặc uống sữa ít béo trong bữa sáng
Một nghiên cứu trên 10.000 phụ nữ chỉ ra rằng, bổ sung nhiều calci và vitamin D trong sữa và các sản phẩm từ sữa có thể giúp giảm nguy cơ mắc các hội chứng chuyển hóa có thể dẫn tới đái tháo đường.
Theo đó, bổ sung vitamin D giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, trong khi calci có thể giúp giảm cholesterol, hỗ trợ quá trình giảm cân.
Tuy nhiên, nếu muốn ăn sữa chua trong bữa sáng, người bệnh đái tháo đường nên chọn loại sữa chua không hoặc ít béo, tránh ăn sữa chua hoa quả tổng hợp. Bằng cách này, bạn có thể cắt giảm được 11gr carbohydrate, giảm 50 calorie so với các loại sữa chua thông thường.
Nên ăn trái cây tươi thay vì uống nước ép trái cây
Nước trái cây rất giàu carbohydrate nhưng hầu như không chứa chất xơ. Do đó chúng có thể khiến đường huyết tăng cao đột ngột. Tốt hơn hết, bạn nên ăn trái cây tươi cùng với sữa chua, bột yến mạch… để bổ sung chất xơ và cảm thấy no lâu hơn.
Thêm quế vào trà hoặc cà phê
Quế có tác dụng hạ đường huyết mạnh mẽ. Do đó, bạn có thể thêm 1/2 thìa cà phê bột quế vào trà, hoặc cho một thanh quế vào ly cà phê để giúp thêm hương vị cho đồ uống, đồng thời ổn định đường huyết tự nhiên.
Vi Bùi H+ (Theo Rd)
Tại Việt Nam, Quế được kết hợp với các thảo dược khác như Mướp đắng, lá Neem, lá Xoài, Hoàng bá… sẽ có công dụng hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết cho người bị đái tháo đường type 2. Bạn có thể tìm hiểu thêm các sản phẩm có các loại thảo dược này để sử dụng cùng thuốc điều trị.
Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Quế chi, Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường.
Bình luận của bạn