9 loại thức ăn cũ có thể gây hại cho sức khỏe

Hãy cẩn thận khi để lại cơm nguội, thịt gà… và hâm nóng lại vào bữa ăn sau

Thức ăn hàn - nhiệt, thực phẩm nóng - lạnh ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Hướng dẫn cách bảo quản và hâm nóng thức ăn, tránh ngộ độc thực phẩm

Video: Điều gì xảy ra khi ruồi đậu lên thức ăn?

9 cặp thực phẩm phòng chống nhiều bệnh tật

Dưới đây là 9 loại thức ăn cũ có thể gây hại cho sức khỏe nếu không được bảo quản và hâm nóng đúng cách:

Trứng

Các phương pháp chế biến trứng thường sử dụng nhiệt độ không quá cao và chế biến trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này khiến các vi khuẩn có thể có trong trứng khó bị tiêu diệt hết. Sau khi để món trứng trong nhiệt độ phòng, các loại vi khuẩn này dễ sinh sôi thêm, gây hại cho sức khỏe nếu bạn tiếp tục ăn chúng trong các bữa ăn sau.

Thêm vào đó, trứng luôn có vị tươi ngon hơn khi ăn ngay sau khi chế biến. Thời gian chế biến trứng cũng không quá lâu, do đó bạn không nên để dành món trứng cho các bữa ăn sau.

Vi khuẩn có thể sinh sôi trong món trứng để ở nhiệt độ phòng

Các thực phẩm giàu nitrat

Nitrat trong củ dền, rau chân vịt… thường phản ứng không tốt với nhiệt độ. Nếu đã được nấu chín nhưng không được để nguội hoàn toàn, sau đó lại hâm nóng lại, nitrat có thể chuyển đổi thành nitrit, nitrosamine - một chất có khả năng gây ung thư. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn không nên hâm nóng lại các thực phẩm này.

Khoai tây

Dù khoai tây cần nhiều thời gian để nấu chín hơn trứng, nhưng vẫn có thể khiến vi khuẩn sinh sôi nếu được để nguội quá lâu ở nhiệt độ phòng. Cụ thể, vi khuẩn Clostridium botulinum gây ngộ độc có thể phát triển trong các loại thức ăn cũ có khoai tây. Đặc biệt, món khoai tây nướng bọc trong giấy bạc có môi trường oxy thấp sẽ là nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.

Khoai tây nướng trong giấy bạc để quá lâu có thể khiến vi khuẩn sinh sôi

Sữa mẹ

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh, nhưng bạn nên bảo quản đúng cách. Trẻ có thể nhiễm vi khuẩn từ bình sữa khi bú và sữa ấm là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Kể cả làm nóng sữa mẹ trong lò vi sóng cũng không thể tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.

Cơm

Trong những năm 1970, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm có liên quan tới món cơm chiên đã được chứng minh là do Bacillus cereus - một loại vi sinh vật có trong cơm có thể sinh sôi nhanh ở nhiệt độ phòng. Điều này không có nghĩa bạn buộc phải bỏ đi toàn bộ số cơm nguội của mình. Chỉ cần cất cơm nguội trong tủ lạnh, rồi làm nóng lại trước khi ăn là được.

Thịt gà

Các loại thức ăn cũ có thịt gà để lâu trong nhiệt độ phòng có thể khiến vi khuẩn Salmonella sinh sôi nhanh chóng. Cách tốt nhất để tiêu diệt các vi khuẩn này là làm nóng món thịt gà tới nhiệt độ tới khoảng 75oC.

Do lò vi sóng thường không làm nóng thức ăn một cách đồng đều, tốt hơn hết bạn nên chú ý đảo món ăn vài lần để chúng nóng đều hơn. Ngoài ra, đừng hâm nóng món thịt gà lần thứ hai.

Các loại thức ăn cũ có dầu ép lạnh

Các loại dầu ép lạnh như dầu hạt lanh, dầu olive, dầu hạt cải… đều giàu acid béo omega-3 và các chất béo không bão hòa khác tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng rất nhạy cảm với nhiệt độ. Hâm nóng lại các thức ăn cũ có chứa dầu ép lạnh có thể khiến chúng dễ ôi thiu, không an toàn cho sức khỏe.

Thực phẩm có nhiều dầu

Hâm nóng các thực phẩm nhiều dầu như khoai tây chiên có thể gây hình thành nhiều gốc tự do - các hợp chất gây lão hóa ở cấp độ tế bào.

Hải sản

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), vi khuẩn có thể dễ dàng sinh sôi trong các món ăn từ hải sản ở nhiệt độ từ 4,5 - 60oC. Do đó, hải sản không ăn hết, để ngoài nhiệt độ phòng chỉ 1 tiếng cũng gây hại cho sức khỏe. Do đó, nên cẩn trọng khi ăn các loại thức ăn cũ, thức ăn thừa này.

Vi Bùi H+ (Theo Rd)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng