Chớ dại ăn khoai mọc mầm

Mầm khoai tây có chất solanine gây ngộ độc nếu ăn phải

Mỹ phẩm “rởm” chứa độc tố gấp 200 lần cho phép

Báo động tình trạng ngộ độc ốc biển

Cẩn thận ăn phải măng có độc

Xác định độc tố gây ngộ độc trong quả Hồng Trâu

Những loại củ, hạt khi nảy mầm không nên ăn gồm:

Khoai tây

Theo Ths. BS Nguyễn Thị Hằng (Phó chủ nhiệm- Bộ môn Đông dược, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam): Trong khoai tây có chứa nhiều chất solanine, nó có trong bất cứ bộ phận nào của cây khoai tây, bao gồm lá, quả, củ, mầm, giúp cho các loại rau củ này khó bị thối hoặc hư hỏng. Solanine được xem như một chất "kháng sinh" của thực vật là một dạng chất độc có chứa acid cyanic.

Cách phòng tránh ngộ độc khoai tây:

Bảo quản khoai tây đúng cách: Lưu trữ nơi khô ráo, tránh ánh sáng, tránh gió, nơi ẩm, bí hoặc quá nóng. Không nên để quá lâu, hãy ăn sớm ngay sau khi mua. Không nên ăn khoai tây đã mềm nhũn, cũ và mọc mầm.
Cách tốt nhất để làm giảm solanine là rán ở nhiệt độ cao (170 độ C). 

Khi khoai tây bị mọc mầm hay chuyển màu xanh do không được bảo quản như để chỗ có nhiều ánh sáng, chỗ quá nóng làm cho hàm lượng solanine trong khoai tây tăng cao. Ngoài ra những cơn lạnh bất chợt cũng làm tăng lượng solanine. Hàm lượng solanine phân bố không đều trong củ khoai tây.

Chất độc này sẽ tập trung ở phần chân mầm, ở lớp vỏ xanh phía ngoài làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được. Hàm lượng solanine trong mầm (1,34gr/kg) cao hơn nhiều trong ruột khoai tây (0,04-0,07gr/kg) hoặc trong vỏ (0,03-0,05gr/kg ).

Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu bạn ăn vỏ xanh trên củ hoặc các mầm khoai. Nếu ăn với lượng ít, solanine trong khoai tây gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Ngộ độc nặng hơn, các triệu chứng sẽ trầm trọng và đau đớn hơn. Bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thần kinh cùng với các trục trặc về tiêu hóa như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại, đau bụng, nhìn kém, nôn...  

Khoai lang

Tuy không nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng khoai lang mọc mầm cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai có chứa độc tố. Chất độc này có thể gây nôn mửa, đau bụng. Nếu thấy khoai có mầm, hãy khoét bỏ phần mầm đi và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng.

Chỉ nên ăn những hạt lạc khô, chắc, không mốc, không mọc mầm

Lạc

Những hạt lạc đã nảy mầm có nghĩa là chúng đã bị nhiễm khuẩn nảy mầm, những vi khuẩn này thường chứa mầm có thể sản sinh độc tố. Mầm này là một loại thực khuẩn, nó sinh trưởng rất nhanh trong lạc và một số thực phẩm khác, trong nhiệt độ thích hợp từ 30 - 38 độ C, độ ẩm khoảng 85%. Lúc đầu có màu vàng, sau chuyển thành màu xanh vàng, cuối cùng là màu xanh lục. Độc tố được sản sinh trong quá trình mầm phát triển. Loại độc tố này có hại cho cơ thể người và động vật thậm chí dẫn đến tử vong. Có những nghiên cứu còn cho thấy những độc tố này còn có thể gây nên bệnh ung thư gan.

Hơn nữa, sau khi mọc mầm, thành phần dinh dưỡng của lạc giảm, lượng nước trong hạt tăng cao khiến hạt nảy mầm dễ bị nấm mốc. Do vậy, không nên ăn lạc đã nảy mầm để đảm bảo sức khoẻ.

 

Đông Nhân H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp