Ăn nấm sò, nấm bào ngư giàu vitamin D giúp điều trị bệnh lao hiệu quả hơn
Ho mãi không khỏi là mắc bệnh gì?
7 dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao không nên bỏ qua
Bệnh lao và những điều không phải ai cũng biết
Bệnh lao giết người ngang hàng HIV/AIDS
Cho tới nay, lao vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở các nước thu nhập thấp, với khoảng 1,6 triệu người chết vì căn bệnh này mỗi năm. Điều trị bệnh lao ngày càng trở nên khó khăn hơn do sự xuất hiện của các chủng kháng thuốc. Nhu cầu tìm ra các phương pháp điều trị lao mới là điều cực kỳ cấp thiết.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin D giúp cơ thể hình thành một hợp chất kháng khuẩn tấn công vi khuẩn gây bệnh lao. Mặc dù tắm nắng hay tiếp xúc với ánh nắng ban ngày có thể làm tăng mức vitamin D, nhưng nhiều người lại không có điều kiện thực hiện điều này mà phải hấp thụ vitamin D thông qua chế độ ăn uống.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nấm sò, vì theo TS. TibebeSelassie Seyoum Keflie tới từ Đại học Hohenheim (Đức), nguồn vitamin D từ loại nấm rẻ tiền có thể là giải pháp an toàn, chi phí thấp và dễ dàng áp dụng trong công cuộc chống căn bệnh lao.
Thực tế, nấm sò tươi hầu như không chứa vitamin D, nhưng cũng giống như cơ thể người, loại nấm này tạo ra vitamin D sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
“Đây là lần đầu tiên vitamin D có nguồn gốc từ nấm sò phơi nắng đã được chứng minh là một liệu pháp bổ trợ tiềm năng cho điều trị bệnh lao”, TS. Keflie cho hay, “Điều này có thể hình thành thói quen nấu nướng mới cho những người mắc bệnh lao, đó là hãy phơi nấm sò ra nắng một thời gian ngắn trước khi nấu ăn.”
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã quan sát một nhóm bệnh nhân lao ăn bánh mì kẹp chứa 146mcg vitamin D từ nấm sò phơi nắng mỗi sáng trong 4 tháng đầu tiên họ sử dụng thuốc chống lao.
Sau 4 tháng, 95% bệnh nhân ăn món bánh mì kẹp đặc biệt này có mức độ bệnh lao nghiêm trọng thấp nhất trên thang điểm từ 1 đến 5. Những bệnh nhân này có mức vitamin D cao hơn đáng kể so với bệnh nhân không ăn bánh mì kẹp, khi hơn 1/3 trong số họ không còn bị thiếu vitamin D. Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy rằng những bệnh nhân ăn bánh mì kẹp có những cải thiện đáng kể về đáp ứng miễn dịch trong 4 tháng.
Các nhà khoa học đang lên kế hoạch thực hiện các nghiên cứu bổ sung về sự tương tác của vitamin D và đáp ứng miễn dịch ở các nhóm bệnh nhân lao lớn và đa dạng hơn. Họ cũng đang phát triển các phương pháp sấy nấm khác nhau để xác định làm thế nào để đạt được mức vitamin D cao nhất.
Bình luận của bạn