Ăn thịt cừu có tốt không?
Thịt đỏ không gây ung thư nếu ăn đúng cách
Món thịt quay đạt giải của ĐSQ Anh có gì đặc biệt?
Ăn bao nhiêu thịt đỏ để không gây hại tới sức khỏe?
Ăn 3 lát thịt xông khói/ngày dễ bị bệnh tim, đái tháo đường, ung thư
Tìm hiểu thịt cừu có tác dụng gì, thịt cừu có tốt không, có mấy loại thịt cừu, thịt cừu nào là ngon nhất... trong infographic dưới đây:
Lưu ý khi ăn thịt cừu
Dù rất hiếm, nhưng vẫn có người bị dị ứng với thịt cừu. Nếu bạn bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, cảm thấy buồn nôn hoặc đột ngột bị phát ban sau khi ăn thịt cừu, thì có thể bạn dị ứng với thịt cừu. Hãy ngừng ăn thịt cừu và chăm sóc y tế cần thiết.
Cũng giống như các loại thịt đỏ khác, thịt cừu chứa một lượng cholesterol đáng kể vì vậy bạn không nên ăn nhiều. Không nên ăn quá 18 ounces thịt đỏ mỗi tuần (tương đương với hơn 0,5kg), trong đó bao gồm cả thịt cừu. Trộn mỡ cừu với thịt có thể giúp giảm mức độ cholesterol trong thịt cừu xuống.
Không nên kết hợp trà và thịt cừu vì loại thịt này vốn đã rất giàu protein, còn trà có chứa acid tannic. Khi ăn thịt cừu cùng với uống trà sẽ làm sản sinh protein acid tannic, giảm nhu động ruột, giảm độ ẩm phân và gây táo bón.
Thịt cừu có tính ấm có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, nên hạn chế kết hợp với thực phẩm có tính hàn như giấm. Sau khi ăn thịt cừu, không nên ăn dưa hấu vì đây là loại quả có tính hàn cao, kết hợp với thịt cừu có thể khiến cơ thể bị suy nhược. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế kết hợp thịt cừu với thực phẩm có tính ấm cao như sầu riêng hay bí ngô.
Những người bị đau mắt đỏ, đau miệng, bệnh nướu, đau cổ họng hay tiêu chảy nên tránh không nên ăn thịt cừu vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng khó chịu.
Bình luận của bạn