Trẻ sinh bệnh do dinh dưỡng sai cách

Bổ sung dinh dưỡng thiếu khoa học sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài của trẻ

Cẩm nang cho mẹ nuôi bé dưới một tuổi

Những sai lầm của mẹ Việt về dinh dưỡng cho trẻ

Dinh dưỡng cho trẻ “mùa” sởi, thủy đậu

Dinh dưỡng cho trẻ tiểu đường

Dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn: Đừng nôn nóng, máy móc!

Dưới đây là 1 số hậu quả từ chế độ dinh dưỡng chưa đúng cách cho trẻ.

Trẻ bị béo phì vì ăn nhiều thức ăn nhanh

Pizza, thịt xông khói, bánh kem, thịt gà chiên, thịt bò đóng hộp... là những thức ăn nhanh nhiều chất béo, chất đường ngọt nhưng lại ít chất xơ. Nếu ăn quá nhiều, trẻ sẽ bị béo phì trong khi vẫn thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.

Nghiên cứu các nguyên nhân gây béo phì, người ta nhận thấy khoảng 70% trường hợp là do dinh dưỡng, phần còn lại là do các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Do đó. Nếu duy trì chế độ ăn này dài ngày sẽ dẫn đến nguy cơ tăng cholesterol máu, dễ mắc bệnh mạch vành và xơ vữa động mạch khi trẻ trưởng thành.

Chán ăn vì bị “nạp” nhiều đạm động vật

Chất đạm, hay protein, rất cần thiết cho cơ thể trẻ em. Đây là nhóm thành phần cơ bản của tế bào và là yếu tố tạo hình chính của các bộ phận trong cơ thể. Một số protein đặc hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng, tham gia vào thành phần các men, nội tiết tố, kháng thể và các hợp chất khác.

Tuy nhiên, cần tính toán để lựa chọn thực phẩm phù hợp với nhu cầu của trẻ và quan tâm đến sự cân đối giữa đạm động vật với đạm thực vật nếu không mẹ sẽ tạo ra một bữa ăn phản khoa học.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: Chế độ ăn thiếu đạm sẽ làm trẻ chậm lớn, thấp bé khi trưởng thành. Ngoài ra, còn làm trẻ giảm sức đề kháng, tăng nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn và kém phát triển trí tuệ.

Tương tự, cho trẻ ăn quá nhiều đạm sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận, khiến trẻ dễ bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, chán ăn, mệt mỏi và lười vận động.

Giảm phát triển trí tuệ do thiếu chất béo

Nghiên cứu cho thấy, khoảng 60% não của trẻ được cấu thành từ chất béo trong những năm đầu đời. Chất béo giúp ngăn cách các dây thần kinh, cải thiện khả năng học tập, phát triển chức năng của mắt, cung cấp năng lượng và giúp cơ thể hấp thu vitamin A, D, E, K. Nếu khẩu phần ăn hàng ngày thiếu hụt chất béo, chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là trí não.

Thế nhưng, thực tế, rất nhiều bà mẹ cho rằng chất béo khó tiêu, gây mập phì cho trẻ nên thường hạn chế cho bé dùng những thực phẩm chứa chất béo. Đây là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và trí não ở trẻ nhỏ.

Suy thận, ngộ độc do bổ sung quá nhiều vitamin

Vitamin là một nhóm các hợp chất hữu cơ rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể,là chất xúc tác giúp đồng hóa thức ăn, tạo thuận lợi cho việc sản xuất và sử dụng năng lượng.

Việc thiếu vitamin sẽ gây ra nhiều rối loạn cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng những bữa ăn, thực phẩm chế biến hằng ngày không cung cấp đủ vitamin cho cơ thể nên đã dùng thêm nhiều loại vitamin để bổ sung thông qua đường thuốc uống.

Tuy nhiên, việc làm này lại gây nguy hiểm và rất nhiều tác hại cho sức khỏe của chính con em mình. Ví dụ, uống quá nhiều vitamin C có thể gây ra bệnh tiêu chảy. Nếu dùng vitamin D quá liều sẽ dẫn đến tăng calci máu, suy thận, thừa vitamin A sẽ gây nên các triệu chứng ngộ độc mạn tính với các biểu hiện như ban đỏ, viêm da tróc vảy, viêm niêm mạc miệng hay đau các xương...

Trước những hậu quả nghiêm trọng này, nhiều chuyên gia khuyên rằng, các bậc phụ huynh hãy biết cách trang bị kiến thức cần thiết để chăm sóc con khỏe mạnh, tránh để xảy ra những tình huống đáng tiếc từ chính những bữa ăn sai cách.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ