- Chuyên đề:
- Mẹo vặt hay
Gia đình bạn có thể rước bệnh vì dùng thớt sai cách
Những đồ dùng nên vứt bỏ để sống khoẻ mạnh
Dụng cụ nhà bếp gỉ sét có gây nguy hiểm cho sức khỏe?
Điểm mặt những dụng cụ nhà bếp có thể thành “sát thủ”
Video: 7 mẹo vặt nhà bếp mà bạn nên "bỏ túi"
Thớt là một trong những dụng cụ nhà bếp mà mọi người đều phải dụng hàng ngày. Nhưng không giống như dao, chảo hay nồi, mọi người thường không mấy coi trọng việc sử dụng thớt. Tuy nhiên, đó lại là một quan niệm sai lầm. Bởi nếu dùng thớt không đúng cách sẽ cực kì nguy hiểm. Dưới đây là những sai lầm có thể bạn vẫn mắc phải khi dùng thớt:
Chỉ dùng mình thớt thủy tinh
Thớt thủy tinh giúp chống lại vết bẩn và mùi hôi tốt hơn thớt gỗ nhưng bề mặt cứng của thớt sẽ làm cho dao nhanh bị cùn. Không những thế, thớt thủy tinh cũng khiến bạn dễ bị đứt tay hơn vì bề mặt trơn, khiến dao dễ bị trượt.
Thớt thủy tinh có thể khiến dao bị trơn, trượt khiến bạn bị đứt tay
Để hạn chế những vết thương khi dùng thớt, hãy sử dụng thớt gỗ hoặc thớt nhựa. Bạn sẽ ít bị đứt tay hơn khi dùng 2 loại thớt này. Nhiều nghiên cứu cho rằng thớt gỗ chứa ít vi khuẩn hơn thớt nhựa, tuy nhiên nếu bạn vệ sinh sạch sẽ thớt nhựa sau khi dùng thì thớt nhựa vẫn an toàn cho bạn.
Dùng thớt quá nhỏ
Một chiếc thớt nhỏ có thể giúp bạn tiết kiệm không gian nhà bếp và dễ dàng lau chùi hơn. Tuy nhiên, do kích thước nhỏ nên thực phẩm có thể bị rơi ra ngoài khi chế biến. Ngoài ra, một chiếc thớt quá bé khiến cho việc dùng dao của bạn trở nên khó khăn và dễ bị đứt tay. Vì sự an toàn của bản thân, bạn nên sử dụng một chiếc thớt phù hợp, không quá nhỏ và tiện cho việc sử dụng.
Kích cỡ thớt nên vừa đủ để không rớt thực phẩm ra ngoài khi đang chế biến
Để chắc chắn rằng bạn sử dụng thớt đúng kích thước, đặt con dao theo đường chéo trên thớt. Nếu chiều dài của dao dài hơn thớt, bạn nên thay thế chiếc thớt khác có diện tích bề mặt lớn hơn so với chiều dài của dao.
Không dùng riêng thớt để chế biến thịt sống
Các loại thực phẩm như thịt sống, thịt gia cầm và cá có thể chứa vi khuẩn Ecoli và Salmonella – những vi khuẩn này gây bệnh tiêu chảy, đường ruột… Nếu bạn chỉ dùng một chiếc thớt vừa để chế biến thịt sống, vừa thái rau củ thì sẽ có nhiều khả năng lây nhiễm các vi khuẩn trên. Nhưng khi bạn chỉ sử dụng một chiếc thớt để vừa chế biến thịt, vừa thái rau, củ quả để làm nước ép thì sẽ có nhiều khả năng lây nhiễm các vi khuẩn trên.
Không dùng thớt thái thịt sống để thái rau củ
Để giải quyết tình trạng trên, bạn nên chuẩn bị trong căn bếp nhà bạn 2 loại thớt riêng biệt, một cái dành để thái đồ sống và 1 cái để thái đồ chín. Bạn có thể tham khảo việc áp dụng bảng màu sắc cho từng loại thớt. Ví dụ, thớt nhựa màu đỏ dùng cho chế biến thịt, còn màu xanh dùng sơ chế rau củ. Nếu bạn ưa dùng thớt gỗ, đánh dấu thớt bằng việc sơn màu cho 1 góc thớt hoặc dùng băng dính có màu sắc theo quy định của riêng bạn. Lưu ý, sau khi dùng thớt, bạn nên rửa sạch với xà phòng và nước ấm.
Để thớt ẩm ướt
Bề mặt thớt luôn ẩm ướt là môi trường tốt để vi trùng, vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Cho dù bạn đã khử trùng sạch sẽ nhưng điều đó vẫn không đảm bảo vi khuẩn đã "chết hết". Sau khi rửa sạch thớt, hãy để nó ở một nơi thoáng mát cho khô hoàn toàn trồi mới đặt vào giá.
Thớt ẩm ướt là môi trường tốt để vi khuẩn phát triển nhanh chóng
Không dùng thớt riêng cho người bị dị ứng thực phẩm
Ngay cả khi bề mặt thớt trông rất sạch sẽ thì nó vẫn có thể chứa những chất có thể gây dị ứng trên đó. Bởi vậy, nếu không may dùng thớt để chế biến thực phẩm cho người bị dị ứng một loại thực phẩm khác thì cũng có thể gây nguy hiểm cho họ. Để đảm bảo an toàn, bạn nên ký hiệu riêng một thớt dành cho người bị dị ứng thực phẩm. Nhưng nếu nhất định phải dùng chung 1 chiếc thớt, hãy khử trùng nó thường xuyên.
Sử dụng 2 mặt thớt
Nhiều bà nội trợ có thói quen sử dụng hai mặt của thớt. Đây là sai lầm phổ biến. Trên thực tế, các mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp là nơi rất bẩn. Khi đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn, vi trùng đã bám vào. Bạn chỉ nên sử dụng một mặt và tách riêng thớt dùng cho thực phẩm sống, chín.
Bình luận của bạn