- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Bữa sáng cân bằng dinh dưỡng giúp trẻ học tập tốt hơn
Ăn dặm đúng cách để bé khỏe lớn nhanh
Dinh dưỡng cho trẻ 1 - 2 tuổi các mẹ cần biết
Cẩm nang cho mẹ nuôi bé dưới một tuổi
Đừng để trẻ hụt hơi vì thể thao!
Trẻ em trong độ tuổi đi học (6-12 tuổi) cần ăn sáng để cung cấp năng lượng, giúp trẻ tập trung tốt hơn. Ăn sáng giúp kích thích quá trình chuyển hóa trong cơ thể - quá trình cơ thể chuyển đổi nhiên liệu từ thức ăn thành năng lượng. Trong buổi sáng, cơ thể trẻ phải tiếp nhiên liệu cho ngày mới sau khi không có thức ăn trong 8-12 giờ trong khi ngủ. Bỏ bữa sáng dễ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn và cáu kỉnh.
Trẻ cần ăn sáng để tập trung tốt hơn
Không chỉ vậy, ăn sáng đầy đủ cũng giúp trẻ cải thiện thành tích học tập, đặc biệt là trong các môn như Toán học. Những trẻ ăn sáng đầy đủ có điểm thi cao hơn, tập trung tốt hơn, ít nghỉ học hơn, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Florida (Hoa Kỳ).
Gợi ý thực đơn bữa sáng hoàn hảo cho trẻ
Bữa sáng của bé nên tập trung vào ngũ cốc, protein, ít đường để thúc đẩy sự chú ý, tập trung và trí nhớ của bé. Bé cũng cần được bổ sung chất xơ, calci và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Theo các nhà khoa học, bữa sáng cần cung cấp khoảng 25% chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể trẻ cần trong ngày như chất xơ, calci, sắt, vitamin C.... Bạn cần coi bữa sáng như một bữa ăn chính khác chứ không phải chỉ là một bữa phụ trong ngày. Hãy chuẩn bị một bữa ăn có đầy đủ các thành phần bao gồm carbohydrate có trong ngũ cốc (đặc biệt ngũ cốc nguyên cám), chất xơ (trong rau củ quả) và protein (trong sữa và chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu), hạn chế ăn các đồ ăn chứa nhiều đường hoặc muối...
Bác sỹ Ronald E. Kleinman, Trưởng khoa Tiêu hóa và Dinh dưỡng Nhi khoa tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts và Giáo sư Nhi khoa tại Trường Y Harvard (Mỹ) cho rằng:“Bữa sáng lành mạnh sẽ bao gồm một loại ngũ cốc (chất đường bột), hoa quả (chất xơ) và chế phẩm từ sữa”.
Theo đó, bữa ăn sáng của trẻ có thể là:
1. Một bát cháo gồm khoảng 50gr gạo tẻ, 50gr thịt nạc vai hoặc thịt gà, cá đã bỏ xương hoặc 1 quả trứng gà; 2 thìa cà phê dầu ăn (mỡ), 50gr rau xanh thái nhỏ. Có thể thay cháo bằng bún, mỳ, phở…. theo khẩu vị của trẻ; 1 cốc sữa chua (100ml); 1 ly nước cam hoặc 1 quả chuối hoặc 1 miếng đu đủ…
2. ½ chiếc bánh mì kẹp trứng hoặc pate hoặc 2 lát bánh mỳ gối; 1 quả dưa chuột; 200ml sữa tươi nguyên kem hoặc sữa bột pha…
3. 1 lưng bát con xôi trắng hoặc xôi đỗ, ăn cùng 50gr chả hoặc thịt kho tàu; 200gr dưa hấu; 200ml sữa
Để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ, cha mẹ cần chú trọng điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày, đặc biệt là bữa sáng.
Hoài Thương H+ (Tổng hợp)
Bình luận của bạn